Trâu gỗ, ngựa máy
Gần khu điện thờ 3 anh em Lưu – Quan – Trương là một khu trưng bày các khí tài quân dụng được sử dụng trong chiến tranh của thời Tam Quốc. Trong đó, đáng chú ý nhất là trâu gỗ, ngựa máy – những khí tài huyền thoại được cho là do Gia Cát Lượng sáng chế ra.
Khổng Minh là một nhà quân sự đại tài. Ngoài tài thao lược và dụng binh, ông còn có khả năng chế tạo ra những khí tài quân sự vô cùng đặc biệt. Những thông tin còn được lưu truyền tới ngày nay tất nhiên vẫn mang màu sắc huyền thoại nhưng cũng không thể phủ nhận óc sáng tạo vô biên của vị đại thần nhà Thục thưở nào.
Những sáng chế nổi bật của Gia Cát Lượng có thể kể đến là: trận đồ bát quái, nỏ bắn tên liên tục, đèn trời và thậm chí là cả món… bánh bao. Tuy nhiên, tại đền Vũ Hầu, đoàn chúng tôi chỉ được xem những hiện vật dựng lại trâu gỗ, ngựa máy mà thôi. Gia Cát Lượng sử dụng trâu gỗ, ngựa máy để vận chuyển quân lương, chỉ cần rút lưỡi của chúng ra thì sẽ không hoạt động được. Đây là một cách ngụy trang độc đáo và có tính chiến thuật cao.
Tất nhiên, đây là những thông tin mang tính truyền thuyết, thật khó có thể xác định mức độ chân thật tới đâu. Ai có thể hình dung người Trung Quốc đã có thể sáng chế ra những cỗ máy hoàn hảo như… robot từ cách đây gần 20 thế kỷ?
Những hình ảnh mà đoàn chúng tôi ghi lại chỉ mang tính chất giới thiệu và tham khảo.
Ngựa máy. Ảnh: PeterPan.
Một góc nhìn khác về ngựa máy. Ảnh: PeterPan.
Trâu gỗ. Ảnh: PeterPan.
Mô hình xe công thành thời Tam Quốc. Ảnh: Sweetiury.
Một chiến mã bằng đất nung còn khá nguyên vẹn. Ảnh: Sweetiury.
Chiếc xe đẩy mà Gia Cát Lượng vẫn hay dùng mỗi khi lâm trận. Ảnh: PeterPan.
PeterPan: Ngoài 7 ngọn đèn này, còn có 49 ngọn đèn nhỏ. Gia Cát Lượng cho thắp đèn được 7 ngày không thấy đèn tắt thì đã tin rằng mình có thể được trời cho sống thêm 1 kỷ nữa để phục dựng nhà Hán.
Tuy nhiên, số trời đã định rằng Khổng Minh hết duyên với trần gian. Đúng ngày thứ 7, tướng Ngụy Diên chạy vào cấp báo có quân Ngụy đánh tới, Diên lóng ngóng làm đổ ngọn đèn bổn mạng. Gia Cát Lượng nhìn thấy thế thì quăng một thanh gươm xuống đất rồi than rằng: “Sống chết có mạng, không sao cầu được.” Sau đó Gia Cát Lượng mất, thọ 54 tuổi (hơn nửa cuộc đời là dành cho sự nghiệp phục hưng nhà Hán nhưng vẫn bất thành).
Bức tranh này có lẽ mang nội dung mô tả trận Xích Bích. Ảnh: PeterPan.
Khe Hổ NhảyKhe Hổ Nhảy (Hổ Khiêu Hiệp) là một khe núi hẹp nằm giữa 2 tuyết sơn hùng vĩ là Hà
Đăng ký email để nhận bài viết mới nhất.
Cảm ơn bạn đã đăng ký!
Có lỗi rồi, bạn kiểm tra lại nhé