24 giờ ở Brunei (tiếp)Brunei nhỏ bé, Brunei trong lành, Brunei sạch sẽ, Brunei vắng vẻ và Brunei bình yên. Đó là
Bảo tàng Đỗ Phủ
Trước khi vào tới khu nhà tranh Đỗ Phủ, du khách có thể ghé qua một bảo tàng nhỏ với những tranh ảnh và hiện vật mô tả thân thế cũng như sự nghiệp của nhà thơ lỗi lạc.
Tấm biển có dòng chữ “thơ thánh trứ thiên thu”, có nghĩa là vị thánh thơ được lưu danh truyền đến ngàn đời sau (cảm ơn Lá Nhỏ đã giúp đỡ về dịch thuật :-)). Ảnh: PeterPan.
Gian đầu tiên của bảo tàng tái hiện lại những hình ảnh đặc trưng của giai đoạn mà Đỗ Phủ còn sống. Ảnh: Mr Nhũn.
Đây là 2 bức tượng sáp nhìn như thật, một là Đỗ Phủ và một là bạn thơ của ông, PeterPan chỉ không biết chính xác tượng nào là tượng nào mà thôi :-D. Ảnh: PeterPan.
Một tấm biển toàn tiếng Trung, PeterPan đoán nội dung là sự so sánh Đỗ Phủ với rất nhiều vĩ nhân khác trên thế giới vì có một bức phù điêu nổi ở góc phải trông khá giống Karl Marx. Ảnh: Mr Nhũn.
Một tác phẩm của Đỗ Phủ gồm cả bản viết tay (không rõ là nguyên gốc hay chụp lại) và các hình vẽ minh họa. Ảnh: PeterPan.
Vẫn là tượng Đỗ Phủ với những nét khắc khổ. Ảnh: hanoiwelle.
Gian trưng bày các hiện vật liên quan tới sự nghiệp sáng tác của Đỗ Phủ. Ảnh: hanoiwelle.
Nhà tranh Đỗ Phủ
Gọi là “nhà tranh” nhưng căn nhà của nhà thơ lỗi lạc thời Đường trông cũng không đến nỗi nào cho lắm. Theo đánh giá của hầu hết thành viên trong đoàn thì căn nhà này có lẽ đã được phục dựng lại theo nguyên mẫu chứ khó có thể chính là căn nhà mà Đỗ Phủ từng ở thưở nào.
Tất nhiên, các bạn Tàu cũng khéo léo tạo nên một vài lỗ thủng, đập vỡ một số thứ đáng… vỡ để tạo nên một không khí cũ cũ, cổ cổ. Dù sao thì đặt trong một khung cảnh thiên nhiên tách biệt hoàn toàn với cuộc sống ồn ào xa mãi ngoài kia, căn nhà cũng giúp du khách phần nào hình dung được về một chốn đi về của Đỗ Phủ khi xưa.
Cổng vào nhà tranh của nhà thơ Đổ Phủ. Ảnh: hanoiwelle.
Rêu xanh đã mấy rêu xanh? Ảnh: hanoiwelle.
Rất khó chụp được một tấm toàn cảnh căn nhà mà không vướng người. Ảnh: Mr Nhũn.
Một góc nhìn khác thoáng hơn một chút về căn nhà tranh. Ảnh: WB đại hiệp.
Phòng khách, đây có lẽ là nơi Đỗ Phủ cùng các bạn thơ vừa đối ẩm, vừa đối chữ. Ảnh: PeterPan.
Phòng ngủ. Ảnh: PeterPan.
Mái nhà được bện rất kỹ. Ảnh: PeterPan.
Một lỗ thủng “giả cổ”, có lẽ thế…
Một “tác phẩm” tương tự, có lẽ vậy…
Bếp ăn.
Thư phòng, đây có lẽ chính là nơi mà Đỗ Phủ đã viết nên những áng thơ trong giai đoạn thăng hoa nhất của sự nghiệp sáng tác.
24 giờ ở Brunei (tiếp)Brunei nhỏ bé, Brunei trong lành, Brunei sạch sẽ, Brunei vắng vẻ và Brunei bình yên. Đó là
Kỳ 1: Lệ Giang – “Venice của Châu Á”
Nếu bạn đi du lịch ở phía Bắc của Trung Quốc, những địa danh như
Đăng ký email để nhận bài viết mới nhất.
Cảm ơn bạn đã đăng ký!
Có lỗi rồi, bạn kiểm tra lại nhé