Công viên Potatso (tiếp)Những gì đẹp đẽ và quyến rũ luôn khiến lòng người xao động, đặc biệt khi nó lại xuất
Chương trình biểu diễn “Ấn tượng chị Ba Lưu”
Là khu du lịch hàng đầu của tỉnh Quảng Tây, Dương Sóc cũng có cho mình một chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc giống như nhiều chương trình đặc biệt ở những khu du lịch nổi tiếng khác của Trung Quốc. Được thực hiện hoàn toàn trên mặt nước của dòng sông Li, chương trình mang tên “Ấn tượng chị Ba Lưu”, tên tiếng Anh là “Impression of Liu sanjie”. Và tất nhiên, cái tên Trương Nghệ Mưu – người giữ vai trò tổng đạo diễn – là một đảm bảo cho sức hấp dẫn của chương trình.
Tên gọi của chương trình được lấy theo tên của bộ phim “Chị Ba Lưu” của điện ảnh Trung Quốc. Bộ phim này được trình chiếu từ đầu thập niên 60 của thế kỷ trước và đã góp phần giúp hình ảnh dòng sông Li và Dương Sóc trở nên nổi tiếng. Chị Ba Lưu là một ca sỹ được lưu truyền trong những câu chuyện dân gian của dân tộc Choang (Zhuang) và được cho là đã sinh ra ở chính nơi ngày nay là Dương Sóc.
Như đã nói ở trên, toàn bộ chương trình biểu diễn được thực hiện trên mặt nước của sông Li và các bạn Tàu coi đây là sân khấu mặt nước lớn nhất thế giới (vâng, lại là Đệ Nhất). Chương trình gồm có 7 phần với các màn biểu diễn ánh sáng, hình thể, ca nhạc dân gian kéo dài trong khoảng gần 2 giờ đồng hồ. Đặc biệt, số lượng người tham gia vào chương trình lên tới con số 600 và phần lớn trong số họ là những người dân địa phương vốn hàng ngày làm nghề nông hay chài lưới.
Và tất nhiên, cứ điều gì gắn với thương hiệu mạnh thì cũng đắt cả. Trương Nghệ Mưu là một kiểu thương hiệu mạnh và vì thế chương trình “Ấn tượng chị Ba Lưu” do ông đạo diễn cũng có giá vé vào cửa không rẻ chút nào. Đầu tiên, mức vé bình dân nhất là 188Y, nghĩa là ngót nghét 600.000 VND. Tiếp theo, mức vé VIP tại các khán đài B1 và B2 lần lượt là 320Y và 238Y. Cuối cùng, mức vé President (chắc là VIP hơn cả VIP) ở các khán đài A1 và A2 đồng loạt là 680Y, nghĩa là khoảng gần 2.000.000 VND. Đắt khét lẹt các bạn ạ.
Tất nhiên, đi du lịch bụi kiểu PeterPan thì ngay cả mức giá 188Y thì cũng không dám chi chứ đừng nói tới mấy mức còn lại. Thế nên, khi bạn “cò” đi cùng PeterPan trong thời gian ở Dương Sóc chào các gói vé dành cho chương trình, PeterPan chỉ nhỏ nhẹ lắc đầu và ngó lơ chứ biết làm sao. Lúc đó cũng đành tiếc rẻ nhủ thầm rằng thôi thì để dành dịp khác vậy. Thế mà niềm vui bất ngờ lại đến khi PeterPan đã không còn nghĩ tới chương trình biểu diễn hay ho kia nữa. Trên đường trở ra sau khi ngắm Cửu Mã Họa Sơn, bạn “cò” thỏ thẻ nói rằng có cách khác để xem được “Ấn tượng chị Ba Lưu” mà chỉ tốn vỏn vẹn… 40Y.
Trời đất, chỉ khoảng 120.000 VND thì tại sao lại không thử một lần xem chương trình của đạo diễn lừng danh họ Trương nhỉ? Và thế là PeterPan tôi đi xem “Ấn tượng chị Ba Lưu”.
Poster của chương trình “Ấn tượng chị Ba Lưu”.
Một poster khác giản dị hơn.
Bản đồ đánh dấu khu biểu diễn chương trình. Có thể so sánh với bản đồ ở đây để dễ hình dung hơn.
Sơ đồ khán đài.
Khán đài nhìn thẳng ra mặt nước sông Li và những dãy núi đá vôi đặc trưng của vùng này.
19h30 tối hôm đó, đúng hẹn với bạn “cò”, PeterPan rời khách sạn trên chiếc xe lôi đã giới thiệu ở phần trên. Cũng nói thêm rằng bạn “cò” là một chị gái hơn PeterPan vài tuổi còn người lái xe lôi là chồng của chị này. Hai vợ chồng rất nhiệt tình và biết cách làm du lịch, chí ít là ở mức của những bạn… “cò”.
Chương trình “Ấn tượng chị Ba Lưu” có cả một suất diễn vào ban ngày tuy nhiên PeterPan quyết định chọn suất diễn buổi tối vì như thế mới có thể xem được những hiệu ứng ánh sáng đặc biệt. Chương trình bắt đầu vào lúc 20h00 và người xem bắt đầu được vào các khu vực khán đài trong khoảng 1 giờ trước suất diễn. Cho tới lúc đó, PeterPan vẫn nghĩ rằng mình cũng sẽ hòa vào dòng người để vào một khán đài nào đó có ghế giá 40Y.
Nhưng mà kỳ thực thì không phải như vậy. Chiếc xe lôi của vợ chồng nhà “cò” đưa PeterPan chạy vào một đường hầm xuyên núi ngăn cách Dương Sóc và vùng ngoại vi rồi bất ngờ rẽ vào một ngõ nhỏ dẫn vào một khu dân cư thưa thớt ánh đèn. Trò gì đây? PeterPan hơi run một chút nhưng nhìn nụ cười thân thiện của chị gái thì cũng bớt lo chút xíu. Chiếc xe lòng vòng một đoạn trong khu dân cư đó rồi dừng lại trước một chiếc bàn nhỏ có mấy người dân đang ngồi quây thành một vòng tròn. Chị “cò” bảo PeterPan đưa ra 40Y rồi đưa cho mấy người đó. À, hóa ra tiền vé được chi ở đây. Tới đó thì PeterPan bắt đầu lờ mờ đoán ra sự tình.
Và chuyện là thế này: do chương trình “Ấn tượng chị Ba Lưu” được dàn dựng và thực hiện trên một diện tích mặt nước lớn, bao trọn cả một khúc sông Li nên có khá nhiều nhà dân ở đôi bờ có thể xem miễn phí và không có lẽ gì họ lại không “chia sẻ” điều tuyệt vời này cho người khác. Cái giá của sự “chia sẻ” chỉ là 40Y. PeterPan thì thấy cái giá 40Y là quá hời. Chỉ với 40Y mà có ghế ngồi và bàn đàng hoàng, vài thứ hoa quả cho đỡ khô miệng, quan trọng hơn cả là được phục vụ như VIP. Người dân đôi bờ khúc sông Li ấy quả thật là nhanh nhạy và biết làm “du lịch”.
Từ vị trí của “khán đài 40Y”, PeterPan cách hơi xa một chút vị trí diễn ra phần lớn nội dung của chương trình “Ấn tượng chị Ba Lưu”. Tuy nhiên, PeterPan vẫn có thể xem trọn vẹn các màn biểu diễn (chỉ có điều là với tỷ lệ hình ảnh nhỏ hơn so với những người ngồi ở các khán đài đắt khét lẹt), âm thanh vẫn rõ nét và cảm giác thích thú thì có lẽ cũng không hề ít hơn là bao so với những người phải bỏ ra cả đống tiền. Với khả năng tiếng Trung ít ỏi (để có thể hiểu hết các bài hát) và khả năng cảm thụ nghệ thuật biểu diễn ở mức i tờ (nói thật chứ không đùa chút nào) của PeterPan, 40Y là cái giá quá hợp lý.
Vâng, đây chính là khu “khán đài 40Y”.
Công viên Potatso (tiếp)Những gì đẹp đẽ và quyến rũ luôn khiến lòng người xao động, đặc biệt khi nó lại xuất
Thác Bay Kỳ Diệu!Tất nhiên, cái tên này không phải do PeterPan bịa ra :-D. Trên bảng giới thiệu ghi là Marvellous
Đăng ký email để nhận bài viết mới nhất.
Cảm ơn bạn đã đăng ký!
Có lỗi rồi, bạn kiểm tra lại nhé