2 ngày khám phá Cửu Trại Câu qua thật nhanh. Cuối ngày thứ 2 của hành trình khám phá thiên đường chốn
Tam tháp Đại Lý
Điểm tham quan cuối cùng của đoàn chúng tôi trong buổi chiều ngày hôm đó là tam tháp Đại Lý. Công trình kiến trúc được coi là biểu tượng của Đại Lý này cách khu vực thành cổ chừng 2km, đứng tựa vào dãy Thương Sơn, mặt quay ra hồ Nhĩ Hải.
Cụm tháp này gồm có 3 tháp. Trong đó, tháp chính tên là Thiên Tuần Tháp, cao tới 69m (cũng có nguồn ghi 61,1m) với 16 tầng tháp. Đây là tháp lớn nhất và cũng là cổ nhất, được xây dựng từ thời Nam Chiếu (tương ứng với thời nhà Đường). Tòa tháp này cũng có thể được coi là một biểu tượng cho giai đoạn cực thịnh của Nam Chiếu – một vương quốc từng phát triển mạnh tới nỗi lấn át cả nhà Đường và vươn tầm ảnh hưởng ra khắp một khu vực rộng lớn.
Đứng tương ứng phía sau tháp chính là 2 tháp phụ được xây dựng sau (vào thời nhà Tống). Mỗi tháp cao 42,1m và cùng hợp với tháp chính tạo thành một tam giác rất cân xứng và hài hòa. Theo thống kê, vùng Đại Lý đã trải qua tổng cộng hơn 30 trận động đất lớn nhỏ trong suốt 13 thế kỷ qua nhưng tam tháp Đại Lý vẫn đứng vững cho dù được xây dựng với những kết cấu không phải là quá đặc biệt.
Có rất nhiều cách giải thích cho sự trường tồn của tam tháp Đại Lý, trong đó nhiều người thực sự tin rằng 3 tòa tháp này là những vật trấn giữ cho cả một vùng. Chu Vũ Anh (con nuôi của Minh Thái tổ Chu Nguyên Chương) từng tới đây đã để lại 4 chữ “Vĩnh trấn sơn xuyên”.
Cạnh tam tháp Đại Lý là Sùng Thánh Tự, được xây dựng vào năm 834. Cả quần thể Sùng Thánh Tự và tam tháp Đại Lý được coi là một khu thắng cảnh và bán vé chung với giá 120Y/người – quá đắt với những kẻ đi bụi như 14 người chúng tôi. Cả đoàn thống nhất sẽ chỉ ngắm tam tháp Đại Lý từ phía ngoài rồi sau đó sẽ trở lại thành cổ để đi tìm quán ăn có món cá hồ Nhĩ Hải trứ danh.
Ngay phía trước tam tháp Đại Lý và Sùng Thánh Tự là một con đường chạy dài hút tầm mắt. Ảnh: Mr Súng To.
Phía cuối con đường là một bức tường lớn, có lẽ được xây dựng và đặt ở đó vì mục đích phong thủy. Ảnh: Mr Súng To.
Toàn cảnh con đường dài hút mắt. Ảnh: PeterPan.
Góc nhìn gần hơn để thấy cánh cổng, bức tường phong thủy và phía xa nữa là hồ Nhĩ Hải. Ảnh: PeterPan.
Biểu tượng này được đặt ở quảng trường lớn phía trước tam tháp Đại Lý và Sùng Tháng Tự, PeterPan tạm gọi là con chim lửa, cao nhân nào thấy sai xin sửa giùm. Ảnh: PeterPan.
Sùng Thánh Tự và tam tháp Đại Lý được xếp loại thắng cảnh 4A tại Trung Quốc. Ảnh: PeterPan.
Cổng chính dẫn vào tam tháp Đại Lý và Sùng Thánh Tự. Ảnh: PeterPan.
Tam tháp Đại Lý nhìn từ phía quảng trường. Ảnh: PeterPan.
Thêm chú chim lửa cho sinh động. Ảnh: Mr Súng To.
Toàn cảnh khu vực phía trước tam tháp Đại Lý và Sùng Thánh Tự. Ảnh: PeterPan.
Ngắm tháp chính Thiên Tuần từ ngoài bờ tường theo kiểu coi “cọp”. Ảnh: PeterPan.
Khung hình đầy đủ nhất về tam tháp Đại Lý từ phía ngoài, rất muốn kéo cái cây về phía bên phải thêm một chút nhưng hàng lan can đá mà PeterPan đứng lên trên không đủ dài. Ảnh: PeterPan.
2 ngày khám phá Cửu Trại Câu qua thật nhanh. Cuối ngày thứ 2 của hành trình khám phá thiên đường chốn
Tiếp theo Long Lake, đoàn chúng tôi bắt đầu chia thành từng nhóm nhỏ để dần dần khám phá nhánh trái của
Đăng ký email để nhận bài viết mới nhất.
Cảm ơn bạn đã đăng ký!
Có lỗi rồi, bạn kiểm tra lại nhé