Trên đường vào nhà tranh của Đỗ Phủ, chúng tôi đi qua một khu nhà trưng bày 2 bức tượng của nhà
Món cá hồ Nhĩ Hải
Sau một hồi trao đổi và tìm kiếm thông tin, chị cả Ms Jica đã có được địa chỉ của quán ăn có món cá hồ Nhĩ Hải trứ danh. Thật ra thì khi đó ai cũng đói meo, và cá hồ Nhĩ Hải chứ thậm chí là cơm cháy khét thì tất cả cũng sẽ chén ngon lành. Bởi thế, chúng tôi nhanh chóng tạm biệt tam tháp Đại Lý để lên xe về thẳng khu thành cổ.
Dù vậy, quán ăn không dễ kiếm như chúng tôi nghĩ. Trên đường đi, chúng tôi gặp lại nhóm của Ms Ariel nhưng chỉ kịp chào hỏi và trao đổi trong chốc lát. Mất một đoạn cuốc bộ khá xa từ hostel cùng khá nhiều lần hỏi đường, cuối cùng thì 14 người mới tới được quán ăn.
Quán ăn được quảng cáo là ngon vào loại nhất ở thành cổ Đại Lý này khá đặc biệt. Nó nằm khuất nẻo trong một con ngõ nhỏ nhưng lại cực kỳ đông thực khách. Quán cũng chẳng có thực đơn vì ai tìm được tới đây thì hẳn cũng đã xác định trong đầu là phải chén những món nào.
Sau 2 ngày di chuyển liên tục, đó là một bữa ăn thực sự ngon miệng đầu tiên của cả đoàn chúng tôi. Món cá hồ Nhĩ Hải thực sự ngon nhưng ngay cả những món không nức tiếng khác được bưng ra cũng được xử lý rất nhanh. Đũa gắp rào rào và chỉ loáng một cái là đĩa thức ăn đã nhẵn bóng, ai gắp chậm chỉ có thể ngậm ngùi tự trách mình mà thôi.
Chúng tôi không nhớ rõ địa chỉ của quán ăn này, đành đưa ảnh lên để các đoàn đi sau này có thể có thêm thông tin để tham khảo.
Chiếc xe 3 bánh với biển số tứ quý 9 cực đẹp mà chúng tôi nhìn thấy trên đường đi tìm quán ăn. Ảnh: PeterPan.
Thức ăn được bầy trong tủ kính đặt trên lối vào, thực khách tha hồ chọn. Ảnh: MarsMan.
Các loại rau củ quả trông rất ngon mắt. Ảnh: MarsMan.
Chúng tôi tới quán ăn khi mảnh trăng 11 đã vắt vẻo trên bầu trời vẫn còn sáng dù đồng hồ đã chỉ gần 8 giờ tối theo giờ Bắc Kinh. Ảnh: MarsMan.
Khoảng sân nhỏ của quán ăn, mấy chữ trên tường có lẽ là tên quán ăn, PeterPan đoán thế. Ảnh: PeterPan.
Một cuộc chiến giữa những đôi đũa đã diễn ra trên bàn ăn. Cái tô màu đen ở giữa chính là tô đựng món cá hồ Nhĩ Hải trứ danh. Ảnh: Mr Súng Nhỏ.
Bia “Phong Hoa Tuyết Nguyệt” – một đặc sản của Đại Lý, khá ngon và dễ uống. Ảnh: PeterPan.
Phong, hoa, tuyết, nguyệt
Đại Lý được coi là nơi có đủ cả phong, hoa, tuyết và nguyệt. Chính xác thì người ta có câu “hạ quan phong, thượng quan hoa, Thương Sơn tuyết, Nhĩ Hải nguyệt” để miêu tả về Đại Lý.
Thành cổ Đại Lý nằm giữa dãy Thương Sơn và hồ Nhĩ Hải, lại ở vùng có độ cao trung bình gần 2000m so với mực nước biển, vì thế quanh năm đều có rất nhiều gió. Thế là có phong. Khu vực phía trên của thành Đại Lý là nơi có trồng rất nhiều loại hoa đẹp. Thế là có hoa. Dãy Thương Sơn vào mùa Đông thường có tuyết phủ trong những ngày lạnh giá. Thế là có tuyết. Trong những đêm trăng sáng, mặt trăng soi bóng xuống hồ Nhĩ Hải tạo nên một cảnh tượng nên thơ và đẹp mắt. Thế là có nguyệt. Khi chúng tôi tới Đại Lý đã là cuối xuân đầu hạ, vì thế chẳng thể thấy tuyết nhưng hoa, gió và cả trăng (dù chưa thật tròn) thì đều được thấy.
Chẳng biết minh họa gió thế nào nên lấy cái ảnh khói pháo này, khói bốc mù mịt nhưng chỉ tích tắc sau là tan hết vì gió khá mạnh. Ảnh: Mr Súng To.
Vườn hồng phía ngoài tam tháp Đại Lý. Ảnh: Mr Súng To.
Nụ hồng e ấp ở Đại Lý. Ảnh: Mr Súng To.
Mảnh trăng 11 lơ lửng trên Ngũ Hoa Lầu. Ảnh: PeterPan.
Trên đường vào nhà tranh của Đỗ Phủ, chúng tôi đi qua một khu nhà trưng bày 2 bức tượng của nhà
Brooklyn là bộ phim kể về cô gái người Ireland, Ellis Lacey và hành trình rời bỏ quê nhà Enniscorthy để tới sống tại
Đăng ký email để nhận bài viết mới nhất.
Cảm ơn bạn đã đăng ký!
Có lỗi rồi, bạn kiểm tra lại nhé