Thác Thụ Chính (Shuzheng Fall) Ảnh: hanoiwelle Làng TạngẢnh: WB đại hiệp———————————— Ban đầu, đoàn mình cũng có nghiên cứu phương án tìm
Mộc Phủ
Giống như hầu hết các thành cổ khác trên đất Trung Hoa, Lệ Giang cũng từng thuộc về một dòng họ lẫy lừng một thời. Đó là họ Mộc, vốn là người Nạp Tây. Từ thời nhà Nguyên, họ Mộc được phong làm Thổ ti để cai quản cả một vùng rộng lớn mà ngày nay chính là Lệ Giang. Sau đó, họ Mộc lại quy thuận nhà Minh khi triều đại này trở nên cực thịnh. Cũng chính Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương đã chính thức ban cho dòng họ này mang họ Mộc như người Hán.
Sau đó, dòng họ “danh gia, vọng tộc” này tiếp tục là Thổ ti ở vùng Lệ Giang trong một thời gian dài cho tới tận đời nhà Thanh. Do vẫn một lòng trung thành với nhà Nguyên đã tàn lụi, dòng họ Mộc bị nhà Thanh phế bỏ tước vị Thổ ti rồi từ đó tụt dốc. Phủ đệ của họ Mộc bị hoang phế rồi hầu như bị phá tan hoang trong thời kỳ đại cách mạng văn hóa.
Trong 470 năm tồn tại cực thịnh, dòng họ Mộc đã trải qua 3 triều đại của nhà nước phong kiến Trung Hoa và truyền được tổng cộng 22 đời. Dẫu chỉ là Thổ ti ở vùng Lệ Giang nhưng họ Mộc đã đạt tới uy quyền và sự giàu sang đủ để vượt xa không ít vương công, đại thần cùng thời. Tòa phủ đệ của dòng họ này nằm ở phía Nam thành cổ Lệ Giang hiện nay từng là một công trình xa hoa và tráng lệ vào loại bậc nhất ở khu vực Tây Nam của Trung Quốc.
Ngày nay, dù không còn giữ được quy mô như thưở nào nhưng Mộc phủ đã được trùng tu đủ để tái hiện lại phần nào ánh hào quang chói lọi trong quá khứ. Chúng tôi tới đây ngay sau bữa ăn trưa đầu tiên tại Lệ Giang. Cũng tại đây, “thẻ sinh viên” bắt đầu phát huy tác dụng. Chúng tôi được giảm 50% giá vé gốc, nghĩa là chỉ phải trả 30Y thay vì 60Y cho mỗi người. Đó là một cái giá quá rẻ để vào thăm một quần thể kiến trúc đẹp giữa lòng “Venice của Châu Á”.
Cánh cổng bằng đá trắng được lấy về từ Khe Hổ Nhảy là ấn tượng đầu tiên của Mộc Phủ. Cánh cổng gốc đã bị phá hủy hoàn toàn dưới thời đại cách mạng văn hóa, cánh cổng hiện nay là phiên bản phục chế theo nguyên mẫu. Trên cổng có 2 chữ “trung nghĩa” do đích thân hoàng đế Minh Thần Tông Chu Dực Quân ban tặng.
Nghi môn ba gian có 2 chữ “Mộc phủ” này đồng thời là nơi soát vé.
Bản đồ toàn bộ khu Mộc phủ.
Bức bình phong chắn ngay sau nghi môn ba gian với ý nghĩa phong thủy (chắn các luồng khí độc cũng như ngăn không để người ngoài đi thẳng vào mà phải vòng qua bức tường).
Mặt sau của bức bình phong nhìn từ sân trong của gian đầu tiên tại Mộc phủ.
Toàn cảnh khoảng sân đầu tiên mà du khách có thể tham quan ngay sau khi vào Mộc phủ. Ở phía xa, khuất trong những đám mây là một dãy núi sừng sững.
Đây là Nghị sự sảnh – công trình kiến trúc trung tâm của Mộc phủ. Tại đây, các đời nhà họ Mộc trực tiếp cai quản cả một vùng Lệ Giang rộng lớn.
Ảnh: PeterPan.
Đây là nơi họ Mộc cùng nghị sự với những nhân vật thân cận trong suốt quãng thời gian cực thịnh nhất. Ảnh: PeterPan.
Chiếc ghế quyền lực của họ Mộc nằm ở vị trí trung tâm của Nghị sự sảnh. Ảnh: PeterPan.
Không gì thắng được thời gian. Dù đã được trùng tu nhưng Nghị sự sảnh vẫn đang từng ngày bị thời gian hủy hoại. Ảnh: PeterPan.
Toàn cảnh Nghị sự sảnh. Ảnh: Mr Súng Nhỏ.
Phía sau Nghị sự sảnh là Vạn Quyển Lầu. Đây là thư phòng của họ Mộc ngày xưa và nay là một bảo tàng gìn giữ những nét đặc sắc của văn hóa Đông Ba, những bộ kinh Tạng, những tác phẩm thơ ca của Thổ ti họ Mộc.
Cũng giống như Nghị sự sảnh, bao quanh Vạn Quyển Lầu là một hào nước trong vắt. Dòng nước ấy cùng những cây cảnh đa dạng tạo nên một cảnh tượng đẹp quanh tòa nhà 2 tầng ở vị trí trung tâm của Mộc phủ. Từ lan can tầng 2 của Vạn Quyển Lầu có thể dễ dàng nhìn thấy Ngọc Long Tuyết Sơn tuyệt đẹp trên nền trời xanh ngắt (tất nhiên là trong những ngày… nắng đẹp).
Một góc Vạn Quyển Lầu nhìn từ hành lang phía sau của Nghị sự sảnh.
Đúng lúc nắng đẹp, trời xanh ngắt chứ không xám xịt như cách đó chỉ ít phút.
Tòa lầu chỉ có 2 tầng nhưng khá cao và được xây dựng khá cầu kỳ.
Bức tranh đá được lát trên lối vào Vạn Quyển Lầu.
Một con sư tử bằng đá trắng ở Vạn Quyển Lầu. Rất nhiều chi tiết kiến trúc tại Mộc phủ được làm bằng đá trắng lấy về từ Khe Hổ Nhảy.
Thư phòng một thời của họ Mộc nay là một bảo tàng lưu giữ các giá trị văn hóa của Lệ Giang và các vùng lân cận.
Bao quanh Vạn Quyển Lầu là một hào nước. Bao quanh hào nước lại là một hàng rào bằng đá trắng. Thế rồi bao quanh hàng rào bằng đá trắng ấy là những rặng liễu xanh mướt và những cây hồng leo tuyệt đẹp.
Ảnh: PeterPan.
Đi hết dãy hành lang đá trắng để qua khỏi Vạn Quyển Lầu, bạn sẽ tới được Hộ Pháp Điện. Đây là một tòa điện dùng để thờ thần linh cũng như bài vị và tranh của các vị tổ tiên dòng họ Mộc. Hộ Pháp Điện mang những đường nét kiến trúc khá giống với Nghị sự sảnh và nằm ở vị trí cuối cùng của khu vực phía Đông tại Mộc phủ.
Sau Hộ Pháp Điện là một con đường đi lại của người dân trong thành cổ Lệ Giang. Muốn đi sang khu phía Đông của Mộc phủ, du khách sẽ phải đi theo một cầu thang nhỏ và hẹp dẫn lên một căn lầu mang tên Quang Bích. Cầu thang nằm hơi khuất, phải chú ý một chút bạn mới nhìn thấy.
Bản đồ chi tiết toàn bộ khu Mộc phủ. Các chú thích về các công trình kiến trúc được tổng hợp từ nhiều nguồn thông tin, nếu có sai sót, rất mong được chỉ giáo :-). Ảnh: PeterPan.
Chính diện Hộ Pháp Điện. Ảnh: PeterPan.
Hộ Pháp Điện nhìn từ tầng 2 của Vạn Quyển Lầu. Ảnh: Mr Súng To.
Những hành lang có mái che này chạy theo triền núi tạo thành mạch giao thông xuyên suốt từ Mộc phủ lên tới đồi Sư Tử. Ảnh: Mr Súng To.
Hào nước chạy dọc theo lối đi gần Hộ Pháp Điện. Ảnh: Mr Súng To.
Dòng nước này chảy từ trên núi xuống, trong vắt và mát lạnh. Ảnh: Mr Súng To.
Cái nhìn toàn cảnh để thấy khu Mộc phủ tựa lưng vào đồi Sư Tử, nơi có Vạn Cổ Lầu – toà kiến trúc ở vị trí cao nhất của thành cổ Lệ Giang. Ảnh: Mr Súng To.
Thời tiết tại Lệ Giang cũng đỏng đảnh chẳng kém thời tiết tại Đại Lý. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi khi chúng tôi vào thăm Mộc phủ, trời cứ thoắt mưa rồi lại thoắt nắng. Nhưng dù trong mưa sụt sùi hay trong nắng đẹp chan hòa, Mộc phủ đều có nét đẹp riêng dẫu chúng tôi biết rằng những gì mình được thấy chỉ là những phiên bản dựng lại trên nền cũ mà thôi.
Theo lối cầu thang dẫn lên cây cầu có mái che bắc ngang một con đường nhỏ, chúng tôi tới được phần phía Đông của Mộc phủ. Công trình kiến trúc đáng chú ý đầu tiên là lầu Ngọc Âm. Đây là một tòa lầu đẹp và theo cá nhân PeterPan thấy thì nó thuộc loại đẹp nhất trong cả quần thể kiến trúc ở Mộc phủ.
Lầu Ngọc Âm là nơi họ Mộc nhận chiếu chỉ từ triều đình ban xuống. Từ tầng 2 của tòa lầu này có thể nhìn bao quát cả Mộc phủ và đặc biệt là khu sân khấu ngoài trời ở ngay chân đồi Sư Tử.
Ô cửa sổ với góc nhìn thẳng ra con đường cắt ngang Mộc phủ.
Một góc nhìn khác bao quát cả con đường.
Vườn hồng sát lối đi gần lầu Ngọc Âm.
Lầu Ngọc Âm và một phần Mộc phủ trong cơn mưa (góc nhìn từ điện Tam Thanh).
Chỉ trong phút chốc, mây đen dần biến mất để thay vào đó là bầu trời xanh ngắt.
Lầu Ngọc Âm có lẽ là kiến trúc đẹp nhất tại Mộc phủ. Góc phải bên dưới của bức ảnh là những chiếc bàn và ghế bằng đá đặt trước khu sân khấu ngoài trời.
Đây là nơi họ Mộc nhận chiếu chỉ từ triều đình.
Ảnh: PeterPan.
Công trình kiến trúc cuối cùng của Mộc phủ (ngày nay) là điện Tam Thanh. Tòa điện này nằm trên triền phía Tây của đồi Sư Tử và là công trình kiến trúc ở vị trí cao nhất tại Mộc phủ. Để tới được đây, chúng tôi phải đi theo một dãy hành lang có mái che được xây khá cầu kỳ.
Điện Tam Thanh là một điện thờ đạo Giáo và là nơi các thành viên của dòng họ Mộc thưở nào thường xuyên lui tới để thờ phụng hoặc có những nghi lễ tâm linh. Do vị trí đặc biệt của mình, Lệ Giang nằm trên nhiều tuyến đường giao thương từ xưa tới nay (trong đó có Mã Trà Cổ Đạo lừng danh). Bởi thế, thành cổ này cũng đồng thời là nơi giao thoa của rất nhiều tôn giáo và các nền văn hóa khác nhau.
Sân khấu ngoài trời ở chân đồi Sư Tử, thấp thoáng phía sau là điện Tam Thanh. Ảnh: PeterPan.
Lá cây đỏ rực trên đường lên điện Tam Thanh. Ảnh: Mr Súng To.
Một góc điện Tam Thanh. Ảnh: PeterPan.
Ba pho tượng của ba vị thần tối cao trong đạo Giáo. Ảnh: PeterPan.
Có mấy bạn đạo sỹ không cho chúng tôi chụp ảnh nên các ảnh chụp được đều là chụp lén. Ảnh: PeterPan.
Đây là bức ảnh rõ nhất về ba vị thần tối cao của đạo Giáo. Ảnh: PeterPan.
Khối đá này là vật để các đạo sỹ chọn thẻ đoán hậu vận cho mọi người. Mỗi người sẽ xoay cái trụ đá một vòng, đầu nhọn có buộc chỉ đỏ của trụ đá chỉ vào ô nào thì đạo sỹ sẽ lấy thẻ tương ứng. Ảnh: PeterPan.
Sau điện Tam Thanh là một lối nhỏ dẫn lên một nơi được gọi là công viên đồi Sư Tử. Muốn được đàng hoàng vào công viên này, bạn phải móc hầu bao thêm 30Y nữa. Chúng tôi định ngó lơ vụ này nhưng mấy em bán vé nhất quyết không buông tha. Chỉ có 2 lựa chọn: mua vé thì đi tiếp hoặc quay ngược trở lại mà xem tiếp Mộc phủ. Qua tham khảo một số đoàn đi trước, PeterPan biết rằng giá vé chỉ là 15Y/người, có lẽ người ta mới tăng giá trong thời gian gần đây.
Kinh nghiệm cho các nhóm đi sau là không cần phải chi 30Y để lên công viên kể trên làm gì. Bạn cứ ngắm nghía chán chê tại Mộc phủ, sau đó thảnh thơi dạo bước ra quảng trường Tứ Phương. Tại đây, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy lối dẫn lên Vạn Cổ Lầu. Giá vé Vạn Cổ Lầu chỉ là 15Y/người. Vào công viên đồi Sư Tử lòng vòng một hồi rồi cũng sẽ tới Vạn Cổ Lầu, chi bằng đi lối kia sẽ tiết kiệm được 15Y. Cũng không quá nhiều nhưng vẫn là… tiết kiệm. PeterPan sẽ nói thêm về Vạn Cổ Lầu trong phần sau của topic.
Nốt vài tấm hình ở Mộc Phủ:
Cây cối xanh mướt sau cơn mưa. Ảnh: PeterPan.
Dãy hành lang sâu hun hút. Ảnh: PeterPan.
Ảnh: PeterPan.
Ảnh: PeterPan.
Một góc khác của sảnh Nghị Sự. Ảnh: PeterPan.
Hoa nở rực rỡ trong Mộc phủ. Ảnh: Mr Súng To.
Mộc phủ có thể được coi là một vườn hoa thu nhỏ với rất nhiều loại hoa mang nhiều màu sắc khác nhau. Ảnh: Mr Súng To.
Thác Thụ Chính (Shuzheng Fall) Ảnh: hanoiwelle Làng TạngẢnh: WB đại hiệp———————————— Ban đầu, đoàn mình cũng có nghiên cứu phương án tìm
Tháp Địa VươngCảm thấy vừa đủ với Cửa Sổ Thế Giới và Trung Hoa Cẩm Tú theo kiểu lướt lát cho biết,
Đăng ký email để nhận bài viết mới nhất.
Cảm ơn bạn đã đăng ký!
Có lỗi rồi, bạn kiểm tra lại nhé