Theo bản đồ hình chữ Y của Cửu Trại Câu, hồ Gương là hồ cuối cùng của nhánh bên phải. Đây cũng
Tu viện Songzanlin (tiếp)
Điện thờ Tsongkhapa (Tông Khách Ba)
Trích cuốn “Mùi hương trầm” của Nguyễn Tường Bách
Trích phần giới thiệu về điện thờ Tsongkhapa.
Khoảng gần 8 giờ, khi trời đã sáng hẳn, buổi tụng kinh của các nhà sư người Tạng bắt đầu. Toàn bộ các nghi thức tụng kinh, thắp đèn, niệm chú… đều diễn ra tại điện thờ Tsongkhapa. Chúng tôi không được phép sử dụng máy ảnh ở trong điện nên những gì lưu lại được chỉ là những bức ảnh nhòe nhoẹt bằng điện thoại, vài tấm hình hiếm hoi chụp trộm được bằng máy ảnh, một đoạn ghi âm tiếng tụng kinh của các nhà sư và những ấn tượng về sự sùng đạo của người Tạng.
Một nhóm khoảng 7 hay 8 nhà sư còn khá trẻ ngồi đối diện nhau ở chính điện. Họ chẳng cần đoái hoài tới sự xuất hiện của một đám khách du lịch đang “mắt chữ A, mồm chữ O”, tất cả đều tập trung cao độ cho đức tin tôn giáo. Vừa lầm rầm tụng kinh, người họ vừa đung đưa, xoay lắc một cách thành kính. Không gian rộng lớn của điện Tsongkhapa trở nên đặc quánh bởi những nghi thức tôn giáo không thể lẫn vào đâu được của Phật giáo Tạng truyền.
Chúng tôi không hiểu một chút nào những lời tụng kinh của các vị sư trẻ tuổi nhưng khoảng 15 phút ngồi lặng lẽ theo dõi nhất cử, nhất động của họ quả thật là một trải nghiệm hết sức thú vị.
Mặt tiền điện thờ Tsongkhapa. Rất khó cắt một khung hình không có cái công trường vô duyên ở bên cạnh.
Một góc khác của điện thờ Tsongkhapa. Ảnh: hung3008.
Tượng Tsongkhapa ở vị trí trung tâm của điện thờ. Ảnh: hung3008.
Tượng cao tới 18m và rất khó để có thể chụp được toàn bộ bức tượng. Ảnh: hung3008.
Tsongkhapa – người sáng lập tông phái của Đạt Lai Lạt Ma và Ban Thiền Lạt Ma. Ảnh: ngochungarch.
Những ngọn nến lung linh này được thắp lên bằng… mỡ bò Yak. Ảnh: ngochungarch.
Một khung cửa sổ rọi ánh sáng xuống khu vực trung tâm của điện thờ Tsongkhapa. Ảnh: ngochungarch.
Chùm ảnh phần mái dát vàng tuyệt đẹp của điện thờ Tsongkhapa:
Trời chưa sáng hẳn, ánh nắng còn yếu ớt nên phần mái dát vàng của điện thờ Tsongkhapa vẫn chưa thật lấp lánh.
Nhưng chỉ không lâu sau đó, khi mặt trời đã lên cao, toàn bộ phần mái dát vàng phản chiếu ánh mặt trời đã bừng sáng.
Khi tòa đại điện đang được xây lại, điện thờ Tsongkhapa và điện thờ Shakyamuni là những điểm nhấn của cả tu viện. Ảnh: hung3008.
Cận cảnh phần mái tuyệt đẹp của điện thờ Tsongkhapa.
Hôm vừa rồi, PeterPan xem kỹ lại mới nhận ra cái công trường vô duyên ở khu vực trung tâm của tu viện Songzanlin đã mọc lên trên nền cũ của tòa đại điện tuyệt đẹp ngày nào. Quả thật là rất đáng tiếc vì tòa đại điện này đã được xây dựng lại và ở trong tình trạng tốt đủ để có thể đứng vững nhiều năm nữa. Chẳng hiểu sao nó lại bị đập bỏ và cũng chẳng biết người ta đang thay công trình gì vào vị trí trung tâm của cả tu viện. Mấy hôm trước còn có cảm giác vui vẻ khi thấy một công trình được phục dựng, giờ thì chỉ cảm biết tiếc nuối vì những sự thay thế không thực sự cần thiết. Thôi thì lại AQ là phá cái cũ đi để làm cái mới đẹp hơn chăng?
Bởi vậy, lúc nào có thể đi được là nên đi ngay, đừng nên do dự vì những thứ ta thấy ngày hôm nay có thể chỉ còn là những kỷ niệm trong một ngày không xa. Bảo sao bác backpackervn cảm thấy thảng thốt đến vậy khi trở lại Lhasa…
Toàn cảnh tu viện Songzanlin với tòa đại điện chưa bị đập bỏ. Ảnh: Internet.
Một vị sư đang đứng trước tòa đại điện, phía xa có thể dễ dàng nhận ra phần mái của điện thờ Tsongkhapa. Ảnh: Internet.
Cận cảnh tòa đại điện. Ảnh: Internet.
Một góc ảnh khác để thấy rõ hơn sự hiện diện của tòa đại điện tại Songzanlin một ngày chưa xa. Ảnh: Internet.
Khoảng trống đen ngòm thế vào vị trí của tòa đại điện sau khi nó bị đập bỏ. Ảnh: Internet.
Một góc ảnh khác để thấy rõ hơn sự biến mất của tòa đại điện. Ảnh: Internet.
Một công trường đã thế vào vị trí của tòa đại điện khi chúng tôi tới tu viện Songzanlin trong tháng 04/2010.
Tòa kiến trúc đáng chú ý thứ hai tại khu vực trung tâm của tu viện Songzanlin là điện thờ Shakyamuni (Thích Ca Mâu Ni). Theo bảng giới thiệu được đặt trước lối vào điện thì đây cũng đồng thời là điện thờ Văn Thù Bồ Tát. Điện thờ Shakyamuni cũng được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1679 với diện tích 556m2. Trong điện có tượng Văn Thù Bồ Tát cao 13,58m (có lẽ hơi quá so với kích thước thật?) cùng rất nhiều bức tranh nói về cuộc đời của Đức Phật.
Điện thờ Shakyamuni.
Mặt trước của điện thờ có nhiều họa tiết cầu kỳ.
Lối nhỏ bên hông của điện thờ (phụ nữ không được vào).
Phần mái của điện thờ Shakyamuni cũng được dát vàng như phần mái của điện thờ Tsongkhapa.
Những người đi lễ sớm tại điện thờ Shakyamuni.
Cửa chính dẫn vào điện thờ.
Tượng Văn Thù Bồ Tát.
Khi chúng tôi ra tới phía ngoài tu viện thì các vị sư già có trẻ có cũng bắt đầu lục tục ra về sau buổi tụng kinh tại điện thờ Tsongkhapa. Lúc trước, khi còn ở trong điện thờ, chúng tôi đã ở rất gần họ nhưng chẳng thể thấy rõ mặt, phần vì ánh sáng yếu và phần vì không muốn làm phiền họ. Lúc này thì khác, chúng tôi đứng khá xa họ nhưng lại thấy rõ từng người như đang đứng ngay bên cạnh nhờ những ống kính tele.
Các vị sư này nhìn chung đều… béo tốt và sáng sủa. Gương mặt họ cũng không hoàn toàn mang những nét đặc trưng của người Tạng mà có phảng phất những nét của người Hán. Họ cũng chẳng phải là những người quá tách biệt với phần còn lại của thế giới nếu không muốn nói là hầu hết đều tỏ ra khá sành điệu.
Họ đến Songzanlin trên những chiếc xe khá đẹp và vị nào vị nấy đều có điện thoại di động, thậm chí là Iphone… Tàu hẳn hoi. Họ ở trong điện thờ Tsongkhapa và họ khi đã bước ra ngoài tu viện Songzanlin quả thật là những hình ảnh rất khác nhau.
Khi trái tim Lhasa của người Tạng cũng bị cơn lốc văn minh bóp nghẹt thì cũng chẳng có gì là lạ khi một vùng ở phần rìa của đất Tạng như Shangri-La đang phải đối mặt với sự phai nhạt những đặc trưng văn hóa.
Rất nhiều người dân tới tu viện Songzanlin từ sáng sớm để làm lễ với mong muốn những điều tốt đẹp tốt đẹp sẽ đến với họ và người thân. Có những người vào tận phía trong tu viện để làm lễ, cũng có những người chỉ làm nghi thức khấn vái ở phía ngoài. Và có những người chỉ đơn giản thực hiện những động tác rất đặc trưng của người Tạng rồi lại rảo bước rất nhanh.
Trong “Mê Kông ký sự”, đoàn làm phim đã nhắc đến một nghi thức thể hiện đức tin tuyệt đối của người Tạng vào tôn giáo của họ. Có những người thanh niên sẵn sàng đi từ quê nhà của họ để tới Lhasa sau một quãng đường rất dài di chuyển theo kiểu “tam bộ nhất bái”, nghĩa là cứ 3 bước thì lại có một bước bái lạy theo kiểu mà những nhà làm phim gọi là “ngũ thể nhập địa”.
Thú vị thay khi chúng tôi cũng được thấy phần nào cái đức tin mãnh liệt ấy của người Tạng qua hình ảnh một người phụ nữ thực hiện nghi lễ bái lạy đặc trưng ở phía ngoài tu viện Songzanlin.
Ảnh: MarsMan
Những người Tạng sùng đạo đi hành hương theo kiểu “tam bộ nhất bái” và “ngũ thể nhập địa”, có nghĩa là cứ 3 bước thì có 1 lần bái lạy hướng về phía đích đến của họ và toàn thân đều áp sát xuống mặt đất. Đức tin của họ mãnh liệt đến nỗi họ có thể đi như thế trên một quãng đường rất dài và trong nhiều tháng trời. Mỗi người Tạng có một lần hành hương về Lhasa theo kiểu này trong đời thì sẽ rất mãn nguyện, tất nhiên, đó là quan niệm phổ biến của ngày xưa chứ ngày nay thì hiếm gặp hơn rồi.
Ảnh: Internet.
Giữa buổi sáng, những gợn mây chẳng hiểu từ đâu lũ lượt rủ nhau ùa tới tạo thành những đợt sóng trên nền trời xanh ngăn ngắt. Đất trời bừng sáng còn chúng tôi thì thi nhau bấm máy không tiếc tay. Bao nhiêu cảm giác tiếc rẻ, thất vọng và chán nản vì chuyến dạo chơi Ngọc Long Tuyết Sơn trong màn mưa mù mịt đã tan biến, thay vào đó là cảm giác được… bù đắp.
Những khung cửa ở Songzanlin:
Ảnh: hung3008.
Ảnh: MarsMan.
Ảnh: MarsMan.
Phi vụ trốn vé của chúng tôi thành công trọn vẹn khi tất cả rút lui êm thấm khỏi tu viện Songzanlin. Ngay phía ngoài tu viện có một bến xe buýt dành cho những du khách đã mua vé và… trốn vé như 14 người chúng tôi. Cả đoàn hiên ngang lên xe để ngược trở ra phía cổng chính, dạo qua trước quầy bán vé và thoải mái bước ra chỗ hẹn với bác tài khó tính.
Trưa hôm đó, chúng tôi chuyển vào khách sạn ở khu phố cổ. Bữa trưa được xử lý nhanh gọn để đầu giờ chiều cả đoàn cùng đi núi tuyết Thạch Ca (Shika).
Bến xe buýt ở phía ngoài tu viện.
Tạm biệt Songzanlin!
Xe buýt ra vào như con thoi để đưa đón du khách.
Quầy bán vé ở khu cổng chính dẫn vào tu viện.
Một đoàn khách Tây đang chuẩn bị vào tham quan tu viện.
Một chú bò Yak có bộ lông trắng muốt, bạn sẽ bỏ ra 10Y nếu muốn chụp ảnh chung với nó.
Bầu trời tuyệt đẹp này khiến không ai trong chúng tôi biết được điều gì đang chờ mình ở núi tuyết Thạch Ca…
Theo bản đồ hình chữ Y của Cửu Trại Câu, hồ Gương là hồ cuối cùng của nhánh bên phải. Đây cũng
Sau 8 tiếng đi tàu Hà Nội – Lào Cai cùng khoảng 2 tiếng để hoàn tất thủ tục nhập cảnh vào đất
Đăng ký email để nhận bài viết mới nhất.
Cảm ơn bạn đã đăng ký!
Có lỗi rồi, bạn kiểm tra lại nhé