Khi trời bắt đầu chạng vạng, những chiếc đèn lồng bắt đầu được thắp lên. Cả khu phố Cẩm Lý bỗng chốc
Ăn trưa lúc 3 giờ chiều
Sau khoảng 1 giờ di chuyển từ công viên Potatso, 15 cái bụng đói meo (tính cả bác tài khó tính) đã về tới trung tâm Shangri-La và đổ bộ ngay vào một quán ăn. Tuy nhiên, trước khi chiều chuộng cái dạ dày, anh chị em phải tổ chức “gửi tình yêu vào đất tập thể” vì mải mê với cảnh đẹp ở Potatso mà quên mất cái nhu cầu hết sức thiết yếu này. Khổ nỗi, quán ăn không có “World Cup” nên quân ta phải tự lực tác chiến trong hoàn cảnh ngôn ngữ của phần lớn trong số 14 người là… cử chỉ.
Trong vụ này, phải nói là PeterPan ngả mũ thán phục em chupachup. Sau vụ khai quật được “vật thể lạ” tại công viên Potatso (nghe giang hồ đồn đại “vật thể lạ” này là “sản phẩm đầu ra” của các bạn bò Yak), em chupachup có lẽ đã có đủ tự tin nên hiên ngang xông ngay vào 1 khách sạn cạnh quán ăn để đề nghị “giành vé dự World Cup”. Em ấy hồn nhiên và em ấy bình yên, tức là sau một hồi giảng giải bằng các động tác tay hết sức truyền cảm cùng một gương mặt không thể “bức xúc” hơn, em đã được nhân viên lễ tân của khách sạn dẫn vào thẳng một căn phòng vô cùng sạch sẽ để làm cái việc mà ai cũng biết là gì rồi đấy.
Nhìn chupachup cười tươi như hoa sau khi bước ra từ khách sạn mà anh chị em trong đoàn cứ mắt chữ A, mồm chữ O hết cả một lượt. Em ấy thì ngon lành thế trong khi hầu hết các bạn còn lại phải chọn phương án du kích (phần này khá “nhạy cảm” nên xin được ngừng tại đây…).
Bữa ăn chia tay Shangri-La cũng ngon như bữa ăn đầu tiên khi chúng tôi tới thành phố trên cao nguyên này. Vừa đánh chén vừa tán phét tung trời, bao nhiêu mệt mỏi tan biến theo tốc độ… xới và gắp. Bữa trưa lúc 3 giờ chiều ấy giúp hầu hết anh chị em nhanh chóng có trạng thái “ăn no ngủ kỹ” trên suốt chặng đường từ Shangri-La ngược về Lệ Giang. Bởi thế, chỉ có vài người được thực sự cảm nhận “tay lái lụa” của bác tài khó tính để rồi về tới thành cổ Lệ Giang mà vẫn còn “tim đập, chân run”…
Một khu nhà đối diện quán ăn. Nhà vẫn mang nét kiến trúc Tạng nhưng hình như đều đã được xây bằng gạch và xi măng hết cả rồi.
Loại xe ô tô 3 bánh này rất phổ biến ở vùng này, chạy nhiều như lợn con trên các đường phố.
Đói và mệt, chẳng mấy ai còn nghĩ tới chụp ảnh. Đây là tấm hình hiếm hoi ghi lại khoảnh khắc trước khi “trận càn quét” diễn ra.
Trên quãng đường di chuyển giữa Lệ Giang và khúc quanh đầu tiên của sông Dương Tử, bác tài khó tính tạt xe ào vào một điểm đỗ bên đường. Anh chị em mới đầu đều nghĩ là một điểm đỗ để “thi đấu World Cup”, bất đồng ngôn ngữ thật là khổ. Một lúc sau, tất cả mới biết rằng đó là điểm đỗ để ghé vào một ngôi chùa nhỏ. Chùa này nằm trên một triền núi có thể dễ dàng ngắm Ngọc Long Tuyết Sơn (trong ngày thời tiết đẹp) và thậm chí có thể nhìn thấy một phần của Khe Hổ Nhảy.
PeterPan không hề biết về ngôi chùa trước chuyến đi, khi về tới Hà Nội mới bắt đầu tìm hiểu. Tuy nhiên, thông tin có được không nhiều nhặn gì ngoài cái tên Chính Giác (?). Có một điều đặc biệt đó là chùa mang nét kiến trúc Hán nhưng lại có khá nhiều tượng thờ mang đặc trưng của người Tạng.
Lối vào chùa Chính Giác (?).
Toàn cảnh con đường dẫn vào chùa và những dãy núi ở phía xa.
Triền núi ở phía trái chùa với con đường uốn lượn.
Cận cảnh tòa kiến trúc đầu tiên của chùa.
Trời quá nhiều mây mù, chỉ có thể thấy Ngọc Long Tuyết Sơn mờ mờ.
Một khúc sông Dương Tử, đây là khúc nằm giữa khúc quanh đầu tiên và Khe Hổ Nhảy.
Những tượng thờ mang đặc trưng văn hóa Tạng.
Tạm gác lại Đức Khâm cho một hành trình khác trong tương lai, chúng tôi rời Shangri-La để về lại Lệ Giang. Thời tiết cực đẹp, trời trong xanh, nắng đẹp trong tiết cuối Xuân đầu Hạ. Thế nhưng, đó lại là một chuyến xe bão táp với số ít những người còn thức trong suốt hành trình (thật may cho những ai ngủ ngon).
Chẳng hiểu bác tài khó tính phải cố chạy về Lệ Giang để còn chạy một “show” khác hay bị vợ giục về nhà gấp sau 3 ngày đi vắng. Chỉ biết rằng, thay vì lái cực kỳ cẩn thận như trong ngày đi (thậm chí trước khi lên đường còn cho xe vào một trạm kiểm tra), bác tài đã làm xiếc với chiếc vô-lăng của mình. Cứ mỗi một khúc cua gấp, bác lại tranh thủ… vượt lên dù phía trước có xe hay không.
Chiếc xe lao vun vút và liên tục rung lắc. Khổ sở nhất có lẽ là PeterPan tôi. Vốn không quen ngủ trong những chặng di chuyển kiểu như thế này, tôi cứ giật mình thon thót sau mỗi một khúc cua gấp khi được tận mắt chứng kiến khả năng làm xiếc của bác tài. Nếu PeterPan nhớ không nhầm, có ít nhất khoảng 5 lần chiếc xe khựng lại vì phanh gấp trên quãng đường di chuyển khoảng gần 200km và cũng vài lần suýt chút nữa va chạm với cả xe di chuyển cùng chiều lẫn khác chiều
Về tới Lệ Giang sau khoảng hơn 2 giờ di chuyển, bà con khoan khoái bước xuống xe rồi vui vẻ bắt tay tạm biệt bác tài mà không biết gì về màn làm xiếc của bác ấy. Thật là hú vía…
Bản đồ quãng đường từ Shangri-La về Lệ Giang.
Lệ Giang đêm
Lại về Lệ Giang sau 3 ngày bồng bềnh ở Shangri-La. Buổi tối hôm đó, anh chị em tổ chức ăn uống xong xuôi rồi chia thành các nhóm tự do khám phá Lệ Giang đêm. Lại đi trên những con đường lát đá, lại lắng nghe tiếng nước chảy róc rách, tiếng kèn của người Nạp Tây và cả giai điệu của bài “Lệ Giang ca” luôn được phát ra từ những cửa hàng băng đĩa nhạc. Đó là một buổi tối mà tất cả cùng bấm nút F5 để tự làm mới mình cho những ngày còn lại của hành trình.
Ngôi nhà chuyên dùng để tổ chức lễ cưới truyền thống cho các đôi trai gái người Nạp Tây.
Một góc Lệ Giang đêm.
Thả hoa đăng bên dòng suối gần quảng trường Tứ Phương.
Đàn cá vàng đuổi theo hoa đăng.
Ánh lửa hoa đăng đỏ hơn hay đôi má của cô gái người Nạp Tây đỏ hơn?
Khi trời bắt đầu chạng vạng, những chiếc đèn lồng bắt đầu được thắp lên. Cả khu phố Cẩm Lý bỗng chốc
Kim SaKim Sa (Cát Vàng) là tên gọi của một khu vực đá vôi xen kẽ “dòng sông” nham thạch ở phía
Đăng ký email để nhận bài viết mới nhất.
Cảm ơn bạn đã đăng ký!
Có lỗi rồi, bạn kiểm tra lại nhé