• World Tour
  • Những chuyến đi
    • Côn Minh 2009
    • Cửu Trại Câu 2009
    • Quảng Châu 2009
    • Quế Lâm 2010
    • Bali 2010
    • Lệ Giang – Shangri-La 2010
    • Cambodia 2011
  • Tin tức
Travelling and Writing Travelling and Writing
Bali 2010

Ngất ngây theo nhịp Kecak trong mùa mưa Bali (10)

Feb 17, 2011
by HayVivu
Comments: 0

24 giờ ở Brunei (tiếp)

Brunei nhỏ bé, Brunei trong lành, Brunei sạch sẽ, Brunei vắng vẻ và Brunei bình yên. Đó là những gì bạn có thể cảm nhận khi được đón một ngày mới ở đất nước này. Trời xanh ngăn ngắt, không khí trong vắt. Đường phố thông thoáng, tịnh không có một tiếng còi xe.

7 giờ sáng, đường phố vẫn vắng hoe, thảng hoặc mới có một chiếc xe chạy qua. Ngay cả những con phố có nhiều văn phòng hay ngân hàng cũng không có cảnh người chen người như thường thấy ở ta. Brunei vắng vẻ và yên bình quá đỗi với một người tới từ một thành phố bụi bặm và ồn ào như PeterPan.

Mất gần 10 phút đi bộ ngược trở lại hướng nhà thờ Hồi giáo Sultan Omar Ali Saifuddien, PeterPan mới tới được khu dân cư đầu tiên với những hình ảnh và âm thanh đặc trưng cho một ngày mới. Tạt vào một quán ăn bên đường, PeterPan gọi 1 món bánh nhân thịt bò khá ngon. Chiếc bánh to đùng, ăn sáng mà no tới trưa luôn.

Bụng no căng, chân nhẹ nhàng rảo bước tới Kampong Ayer…


Yên bình quá…


Những cô gái đạo Hồi trong quán ăn.


Món bánh nhân thịt bò này rất ngon, các bạn đi sau này rất nên thử qua.


Làm thêm 1 cốc cam vắt kiểu Brunei là no căng.


Quán ăn này chỉ cách Kampong Ayer 5 phút đi bộ.


Một con phố đỡ… vắng vẻ ở Bandar Seri Begawan.

Làng nổi Kampong Ayer

Brunei có diện tích khoảng 5.765 km2, tức là xếp thứ 172 về diện tích trong tổng số 232 quốc gia trên thế giới (theo thống kê của wikipedia). Tuy nhiên, đất nước nhỏ bé này vẫn có thể tự hào vì ngoài thu nhập bình quân đầu người vào hàng khủng thì họ còn có Kampong Ayer – làng nổi lớn nhất thế giới đã có lịch sử phát triển suốt 1.300 năm qua.

Trải dài 8 km trên sông Brunei, Kampong Ayer là nơi cư ngụ của gần 40.000 người dân, tức là khoảng 10% dân số của cả nước Brunei. Làng nổi này là sự kết hợp chằng chịt của một mạng lưới các luồng lạch, những cây cầu và những ngôi nhà gỗ mang nhiều màu sắc đa dạng. Kampong Ayer như một thành phố thu nhỏ và có cả đồn cảnh sát, trạm xăng, trường học, bệnh viện, đồn cứu hỏa, nhà thờ Hồi giáo, tất cả đều nổi trên mặt sông Brunei.

Lịch sự tồn tại và phát triển của làng nổi Kampong Ayer gắn liền với lịch sử của Brunei suốt 1.300 năm qua. Khi cùng Ferdinand Magellan tới Brunei vào năm 1521, học giả người Italia Antonio Pigafetta đã phấn khích trước Kampong Ayer đến nỗi gọi đây là “Venice của phương Đông”. Ngày nay, rất nhiều hiện vật về một thời hoàng kim ngày nào của Kampong Ayer vẫn được lưu giữ tại Bảo tàng Brunei.

Để đi dạo 1 vòng làng nổi Kampong Ayer, cách tốt nhất và… duy nhất là đi trên những chiếc taxi nước (water taxi). Sau một hồi mặc cả tưng bừng với đủ mọi phương án để đối phó với một bạn Brunei rất ranh ma, nhóm của PeterPan cũng chốt được mức giá 15$ Brunei để 4 người có thể dạo chơi Kampong Ayer trong 1 giờ đồng hồ.


Tượng đài biểu tượng của làng nổi Kampong Ayer bên bờ sông Brunei.


Những chiếc taxi nước đang chờ khách.


Chuẩn bị xuất phát…

Chẳng rõ khi Antonio Pigafetta tới Kampong Ayer vào năm 1521 thì khu làng nổi này lộng lẫy và nguy nga tới mức nào khiến vị học giả người Italia phải so sánh với thành Venice ở quê nhà xa xôi của ông. PeterPan cũng cố tìm những đường nét nào đó đủ để gợi lên dáng hình của một “Venice Phương Đông” nhưng… thất bại. Theo góc nhìn của cá nhân PeterPan, Kampong Ayer phiên bản 2010 chỉ có điểm chung duy nhất với Venice là cùng nổi trên mặt nước, còn lại thì một bên là trời, một bên là vực (đâu là trời, đâu là vực thì các bạn tự chọn nha).

Nói thế không phải là dìm Kampong Ayer mà chỉ muốn tránh cho các bạn việc hình dung thiếu chính xác về làng nổi này khi nghe qua cụm từ “Venice của Phương Đông”. Không lộng lẫy, tráng lệ và lãng mạn đậm chất Nam Âu như Venice, làng nổi Kampong Ayer mộc mạc, giản dị và chân chất hơn nhiều, thậm chí, nó mang những nét lam lũ mà thoạt nhìn bạn khó có thể tưởng tượng đó là một phần của đất nước Brunei giàu có.

Nhưng đừng vội thất vọng nếu bạn mong đợi được ngắm nhìn những công trình nguy nga và hoành tráng. Trong suốt chuyến ghé thăm Kampong Ayer, bạn vẫn có thể chiêm ngưỡng một số công trình kiến trúc nổi bật của Brunei mà PeterPan sẽ liệt kê sau đây:


Xa xa là nhà thờ Hồi giáo Kampong Tamoi – kiến trúc tôn giáo lớn nhất của khu làng nổi Kampong Ayer.


Kampong Tamoi ở góc nhìn gần hơn.


Nhà thờ Hồi giáo Sultan Omar Ali Saifuddien ở góc nhìn ngược với hướng mà PeterPan đã được thấy cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp trong ngày hôm trước.


Một góc nhìn lạ với sự tương phản miễn bình luận.


Một kiến trúc mà PeterPan không rõ tên gọi cũng như mục đích sử dụng.


Hoàng cung Brunei ở góc nhìn… khả dĩ nhất đối với các du khách. Lý do vì sao sẽ được nói rõ ở phần sau của topic.


Nhà thờ Hồi giáo Kampong Ayer.


Và đây, làng nổi lớn nhất thế giới, Kampong Ayer.


Các ngôi nhà ở Kampong Ayer đều ở cao hơn mặt nước chừng hơn 1 m như thế này.


Chiếc taxi nước lướt ngang qua một trường học. Để đáp ứng như cầu học tập của cộng đồng dân cư khoảng 40.000 người, có rất nhiều trường học như thế này nằm rải rác khắp Kampong Ayer.


Một khung hình quen quen là…


Kampong Ayer được chia làm 6 khu vực khác nhau. Để đi lại giữa các khu vực ấy, người dân ở Kampong Ayer có thể lựa chọn taxi nước hoặc những cây cầu đơn giản như trong hình…


… hoặc cũng có thể lái ô tô qua những cây cầu kiên cố như hình trên.


Một Kampong Ayer lam lũ…

Là một làng nổi, Kampong Ayer đương nhiên có những phương tiện giao thông đặc thù và đáng chú ý nhất tất nhiên phải là những chiếc taxi nước (water taxi). Bên cạnh việc phục vụ du khách tham quan Kampong Ayer, những chiếc taxi nước còn là phương tiện để những người dân sống trên những ngôi nhà nổi có thể vào bờ để đi vui chơi, mua sắm hay đơn giản hơn là đi cầu nguyện.

Gọi là taxi nước nhưng lại hơi lai… xe buýt. Nói thế là vì ở khắp làng nổi Kampong Ayer có rất nhiều các bến để những chiếc taxi có thể tấp vào đón khách.


Hai phụ nữ đạo Hồi đang vẫy tay chào chúng tôi. Họ đang chờ taxi nước để lên bờ đi mua sắm?


Một bến taxi nước gần nhà thờ Hồi giáo Kampong Tamoi.


Đôi khi, bến taxi nước có thể là nơi để người dân tụ tập tán gẫu hay đơn giản hơn, là nơi để… câu cá.


Một bến taxi nước với nền phía sau là hoàng cung Brunei.


Đây là bến taxi nước cuối cùng mà chúng tôi đi qua trước khi kết thúc chuyến du ngoạn ở Kampong Ayer.


Hệ thống dây điện giúp Kampong gần hơn với đời sống văn minh bên ngoài. Ở khu làng nổi này, những tiện nghi như máy điều hòa nhiệt độ, truyền hình vệ tinh, mạng Internet… đều được cung cấp đầy đủ nhờ mạng lưới điện ổn định.


Theo lời bạn tài xế taxi nước, mỏm đá này là mũi của một con tàu sau bao năm bể dâu biến đổi mà tạo thành. Nó gắn liền với một câu chuyện truyền thuyết mà đại khái là liên quan tới khu làng nổi Kampong Ayer. Kỳ thực là PeterPan không nghe kịp hết đoạn này vì bạn ý “bắn súng máy” nhanh quá.


Đây có lẽ là một trong những đường ống cung cấp nước sạch cho khu làng nổi?


Một góc vắng lặng của Kampong Ayer. Trong 1 giờ đồng hồ dạo chơi ở đây, chúng tôi hiếm khi nhìn thấy người dân địa phương hay một sinh hoạt đời thường nào đó của họ. Bạn tài xế taxi nước giải thích rằng người dân Brunei làm việc từ thứ Hai tới thứ Năm hàng tuần, còn lại là ngày nghỉ. Chúng tôi tới đây vào thứ Năm, là ngày đi làm, không lẽ người dân ở Kampong Ayer giờ đã lên bờ làm việc gần hết?


Một cây xăng luôn tấp nập các chiếc taxi nước ra vào.     

  • Click to share on Facebook (Opens in new window)
  • Click to share on Twitter (Opens in new window)
  • Click to share on Google+ (Opens in new window)
  • Click to share on LinkedIn (Opens in new window)
  • Click to share on Pinterest (Opens in new window)
  • Click to share on Tumblr (Opens in new window)
  • Click to print (Opens in new window)
  • Click to email this to a friend (Opens in new window)
Cửu Trại Câu 2009

Tam biệt Cửu Trại Câu

Ngày cuối cùng ở Thành Đô của chúng tôi là một ngày hoàn toàn dành cho việc nghỉ ngơi lấy lại sức.

  • Click to share on Facebook (Opens in new window)
  • Click to share on Twitter (Opens in new window)
  • Click to share on Google+ (Opens in new window)
  • Click to share on LinkedIn (Opens in new window)
  • Click to share on Pinterest (Opens in new window)
  • Click to share on Tumblr (Opens in new window)
  • Click to print (Opens in new window)
  • Click to email this to a friend (Opens in new window)
Dec 15, 2010
HayVivu
0 Comments
Cửu Trại Câu 2009

Hoàng Long – Thiên đường thứ hai (17)

Không để lại gì ngoài những dấu chân, không lấy đi gì ngoài những kỷ niệmSau khoảng 4 giờ rưỡi khám phá Hoàng

  • Click to share on Facebook (Opens in new window)
  • Click to share on Twitter (Opens in new window)
  • Click to share on Google+ (Opens in new window)
  • Click to share on LinkedIn (Opens in new window)
  • Click to share on Pinterest (Opens in new window)
  • Click to share on Tumblr (Opens in new window)
  • Click to print (Opens in new window)
  • Click to email this to a friend (Opens in new window)
Dec 14, 2010
HayVivu
0 Comments

Leave A Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Newer Posts
Older Posts

Bản tin HayVivu

Đăng ký email để nhận bài viết mới nhất.

Cảm ơn bạn đã đăng ký!

Có lỗi rồi, bạn kiểm tra lại nhé

  • Đọc nhiều
  • Mới nhất
  • Bình luận
Đọc nhiều
Mới nhất
Bình luận

Tags

Air Asia AirAsia backpack Bali ba lô Barcelona Brooklyn Cẩm Lý cậu bé rừng xanh Cửu Trại Câu Hindu Hoàng Long hành lý Indonesia Jetstar Jetstar Pacific jungle book khuyến mãi Kim Dung kinh nghiệm săn vé rẻ LotuSmiles Lạc Sơn Lệ Giang Malaysia miễn visa máy bay giá rẻ mẹo đi bụi New York Nga My Philippines Saoirse Ronan Shangri-La Thành Đô Trung Quốc Tạng Aba Tứ Xuyên visa Việt Nam Vân Nam vé máy bay giá rẻ Đài Loan Đông Nam Á ảo thuật ẩm thực ẩm thực đường phố

 

No images found!
Try some other hashtag or username
Copyright 2017 Hayvivu. All Rights Reserved.
loading Cancel
Post was not sent - check your email addresses!
Email check failed, please try again
Sorry, your blog cannot share posts by email.