• World Tour
  • Những chuyến đi
    • Côn Minh 2009
    • Cửu Trại Câu 2009
    • Quảng Châu 2009
    • Quế Lâm 2010
    • Bali 2010
    • Lệ Giang – Shangri-La 2010
    • Cambodia 2011
  • Tin tức
Travelling and Writing Travelling and Writing
Bali 2010

Ngất ngây theo nhịp Kecak trong mùa mưa Bali (12)

Feb 17, 2011
by HayVivu
Comments: 0

Ghé thăm Putrajaya

Theo lịch trình ban đầu, chúng tôi sẽ dành ngày thứ 5 của chuyến đi để khám phá cao nguyên Genting. Tuy nhiên, sau khi từ Brunei về lại Kuala Lumpur, cả nhóm quyết định đổi thành đi Putrajaya trước để tránh dòng người ùn ùn đổ về Genting nhân dịp nghỉ lễ Deepavali – một ngày lễ lớn của người Malaysia.

Từ bến KL Sentral, PeterPan mua vé 9,5 RM để đi KLIA Transit tới Putrajaya. KLIA Transit là loại hình tàu cao tốc chạy tuyến KL Sentral tới sân bay quốc tế Kuala Lumpur (KLIA), trên đường sẽ dừng ở 3 bến lần lượt là Bandar Tasik Selatan, Putrajaya và Salak Tinggi. KLIA Transit ở chung line với KLIA Ekspres, loại hình tàu cao tốc chạy thẳng tuyến KL Sentral tới sân bay quốc tế Kuala Lumpur và không dừng ở ga nào. Vì thế, trên bản đồ hệ thống giao thông công cộng của Kuala Lumpur, 2 loại hình này được ghi chung và có chung màu line với tên gọi KLIA Ekspres/Transit.

Putrajaya cách Kuala Lumpur khoảng 25 km nhưng chúng tôi hầu như không kịp nhận ra khoảng cách ấy bởi tàu chạy quá… nhanh. Chỉ kịp nói vài câu chuyện không đầu không cuối thì đã thấy tàu vào tới bến Putrajaya Sentral.


Bản đồ Putrajaya. Nguồn: Google.

Được khởi công xây dựng từ năm 1995 và cơ bản hoàn thành 6 năm sau đó, Putrajaya là trung tâm hành chính liên bang mới của Malaysia (tên thành phố được lấy theo tên của vị Thủ tướng đầu tiên, Tunku Abdul Rahman Putra). Nếu Kuala Lumpur gắn liền với bề dày lịch sử của Malaysia thì Putrajaya chính là hình ảnh đại diện cho một nước Malaysia hiện đại và mới mẻ.

Nếu bạn tới Putrajaya vào thứ Bảy và Chủ Nhật hàng tuần, bạn sẽ có cơ hội được tham gia vào tour tham quan miễn phí với lịch trình lần lượt đi qua các công trình nổi bật của thành phố như phủ Thủ tướng, nhà thờ Hồi giáo Putra, công viên Putra Perdana, cầu Bakti, công viên Warisan Pertanian, trung tâm hội nghị quốc tế Putrajaya, đại lộ Perdana, cầu Wawasan, dinh Thủ tướng và vườn bách thảo. PeterPan tới đây vào thứ Sáu nên không đi tour miễn phí kể trên được.

Nếu bạn tới Putrajaya vào ngày thường giống như PeterPan, bạn sẽ có 2 lựa chọn để di chuyển trong thành phố này đó là đi taxi và đi xe buýt. Taxi ở Putrajaya khá hiếm hoi và chỉ tập trung nhiều ở bến Putrajaya Sentral, trung tâm mua sắm Alamanda hay khu quảng trường trung tâm Putra. Bởi vậy, PeterPan chọn xe buýt vì vừa rẻ (chỉ 0,5 RM/người/lượt) lại vừa tiện (xe buýt chạy liên tục và hầu như không có cảnh chen chúc ở trên xe).

Từ bến Putrajaya Sentral, bạn lên các xe buýt đi thẳng vào khu quảng trường trung tâm và bắt đầu chuyến tham quan từ đây. Nhất thời PeterPan không nhớ chính xác số của các xe buýt chạy thẳng tuyến Putrajaya Sentral tới quảng trường Putra nên sẽ cập nhật sau. Bạn cũng có thể hỏi được thông tin này từ quầy thông tin du lịch ở ngay lối ra của bến Putrajaya Sentral.


Quảng trường trung tâm Putra, tấm hình chắc sẽ đẹp hơn nếu vòng tròn trung tâm không bị quây lại làm công trường. Kiến trúc lớn bên trái là nhà thờ Hồi giáo Putra, kiến trúc lớn còn lại là phủ Thủ tướng Malaysia.

Với 38% diện tích được dành cho cây cối và hồ nước, Putrajaya thực sự là một thành phố xanh. Cả thành phố giống như một công viên với những cảnh quan mát mắt. Những khối bê tông trở nên mềm mại hơn khi nằm xen kẽ trong những mảng màu xanh. Không chỉ xanh, Putrajaya còn rất sạch. Có cảm giác nhân viên môi trường đô thị ở Putrajaya còn… đông hơn người dân.


Phủ Thủ tướng được lấp đầy bởi những mảng xanh.


Những hàng cây như thế này là hình ảnh quen thuộc ở Putrajaya.


Một công nhân đang… thổi lá. Anh ta tỉ mỉ đến nỗi ngay cả lá rơi trên thảm cỏ cũng được thổi sạch bằng chiếc máy thổi cực mạnh chứ chưa nói đến lá rơi trên đường đi.


Đất lành, … thằn lằn đậu.


Một trung tâm hành chính mang dáng dấp của một công viên lớn.


Một góc thành phố xanh Putrajaya, thấp thoáng phía xa là tòa tháp và mái vòm của nhà thờ Hồi giáo Putra.

Nhà thờ Hồi giáo Putra

Ở vị trí trung tâm của thành phố xanh, nhà thờ Hồi giáo Putra và quảng trường cùng tên chính là trái tim của Putrajaya. Quảng trường thì đã bị quây kín nên PeterPan không có cách nào vào tham quan, đành hài lòng với việc ghé vào nhà thờ Hồi giáo Putra. Chỉ hơi tiếc một chút vì đã tới đây trễ khoảng 10 phút, nếu không đã kịp giờ tham quan dành cho người không theo đạo Hồi.

Nhà thờ Putra là một công trình nguy nga, tráng lệ và nổi bật với những mái vòm bằng đá granite có hoa văn trang trí màu hồng. Tòa kiến trúc tôn giáo này có thể là nơi cầu nguyện của 15.000 người cùng lúc – tức là bằng khoảng 1/2 dân số của thành phố. Mang những đường nét gợi nhớ đến nhà thờ Hồi giáo King Hassan ở Morocco (Ma Rốc), nhà thờ Hồi giáo Putra bao gồm 3 phần chính là điện cầu nguyện, khoảng sân lớn còn được gọi là Sahn và hệ thống những phòng chức năng được lắp các trang thiết bị phục vụ việc học tập của những người theo đạo Hồi.

Điểm nhấn kiến trúc của nhà thờ này là tòa tháp cao 116 m. Mang ảnh hưởng từ kiến trúc của nhà thờ Hồi giáo Sheikh Omar ở Baghdad (Iraq), tòa tháp 5 tầng (tượng trưng cho 5 cột trụ của đạo Hồi) chính là công trình đạt độ cao lớn nhất ở Putrajaya.

Với những du khách lần đầu tới Putrajaya, nhà thờ Hồi giáo Putra là một điểm tham quan không thể bỏ qua.


Nhà thờ Hồi giáo Putra.


Tòa tháp cao 116 m.


Cổng chính dẫn vào nhà thờ.


Vòm cổng hoành tráng.


Các ngày trong tuần từ thứ Bảy tới thứ Năm, lịch tham quan của người không theo đạo Hồi là 09h00 – 12h30, 14h00 – 16h00 và 17h30 – 18h00. Riêng thứ Sáu sẽ chỉ có 2 khung giờ 15h00 – 16h00 và 17h30 – 18h00.


Điện cầu nguyện ở ngay trước mặt mà không thể vào được, thật đáng tiếc…


Hẹn 1 lần khác vậy!

Thành phố Putrajaya được chia làm 20 khu (precinct) rải rác quanh hồ nước cùng tên và để tạo nên mạng lưới giao thông thuận tiện giữa những khu vực quanh một mặt nước có diện tích 650 ha, người ta đã xây những cây cầu không chỉ kiên cố mà còn có giá trị thẩm mỹ cao.

Cây cầu đáng chú ý đầu tiên là cầu Putra. Nối liền khu 1 và khu 2 của thành phố, cây cầu dài 435 m này chính là phần quan trọng trên con đường nối liền quảng trường trung tâm Putra và đại lộ Perdana – đại lộ dài nhất của thành phố Putrajaya. Cầu Putra có thiết kế 2 tầng và được lấy cảm hứng từ cây cầu nổi tiếng Khaju ở Isfahan, Iran. Điểm thu hút đặt biệt nhất của cây cầu này là 4 trụ cầu hình bát giác được thiết kế đồng thời là những đài quan sát để từ đó có thể ngắm cảnh hồ Putrajaya.


Cầu Putra.


Gần hơn 1 chút.


Từ cầu Putra tới nhà thờ cùng tên chỉ mất vài phút đi bộ.

Cây cầu độc đáo thứ hai mang tên Seri Wawasan. Nằm ở phía Tây của thành phố Putrajaya, cầu Seri Wawasan là nét gạch nối liền khu 2 và khu 8. Đây là một trong số những cây cầu dây cáp đẹp nhất Malaysia hiện nay và cũng được xây dựng bằng công nghệ tiên tiến bậc nhất. Toàn bộ kiến trúc của cây cầu làm toát lên hình ảnh của một chiếc thuyền buồm đang lướt băng băng trên sóng nước nhờ những cơn gió lớn thổi trên hồ Putrajaya.


Cây cầu Seri Wawasan độc đáo.

Không có kiến trúc độc đáo bằng 2 cây cầu kể trên nhưng cầu Seri Bakti nối liền khu 1 và khu 16 cũng đáng được nhắc tới. Cây cầu dài 270 m này có những trạm nghỉ được thiết kế theo kiến trúc đạo Hồi và đó thực sự là những nơi trú ẩn quí giá của PeterPan và các bạn trên đường đi tới quán ăn trong cái nắng vỡ đầu lúc giữa trưa.


Cầu Seri Bakti trong góc nhìn thẳng…


… và góc nhìn từ xa.   

  • Click to share on Facebook (Opens in new window)
  • Click to share on Twitter (Opens in new window)
  • Click to share on Google+ (Opens in new window)
  • Click to share on LinkedIn (Opens in new window)
  • Click to share on Pinterest (Opens in new window)
  • Click to share on Tumblr (Opens in new window)
  • Click to print (Opens in new window)
  • Click to email this to a friend (Opens in new window)
Côn Minh 2009

Côn Minh 3: Chuyện nhặt trên đường đi

Khen đã nhiều, trầm trồ cũng không ít, có lẽ ai đó vào đọc sẽ có cảm giác người viết có phần hơi

  • Click to share on Facebook (Opens in new window)
  • Click to share on Twitter (Opens in new window)
  • Click to share on Google+ (Opens in new window)
  • Click to share on LinkedIn (Opens in new window)
  • Click to share on Pinterest (Opens in new window)
  • Click to share on Tumblr (Opens in new window)
  • Click to print (Opens in new window)
  • Click to email this to a friend (Opens in new window)
Aug 28, 2009
HayVivu
0 Comments
Lệ Giang - Shangri-La 2010

Shangri-La 2010: Tìm thấy “Đường chân trời đã mất” (32)

Công viên Hắc Long ĐàmNằm ở phía Bắc của thành cổ Lệ Giang, công viên Hắc Long Đàm là một trong những

  • Click to share on Facebook (Opens in new window)
  • Click to share on Twitter (Opens in new window)
  • Click to share on Google+ (Opens in new window)
  • Click to share on LinkedIn (Opens in new window)
  • Click to share on Pinterest (Opens in new window)
  • Click to share on Tumblr (Opens in new window)
  • Click to print (Opens in new window)
  • Click to email this to a friend (Opens in new window)
Feb 16, 2011
HayVivu
0 Comments

Leave A Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Newer Posts
Older Posts

Bản tin HayVivu

Đăng ký email để nhận bài viết mới nhất.

Cảm ơn bạn đã đăng ký!

Có lỗi rồi, bạn kiểm tra lại nhé

  • Đọc nhiều
  • Mới nhất
  • Bình luận
Đọc nhiều
Mới nhất
Bình luận

Tags

Air Asia AirAsia backpack Bali ba lô Barcelona Brooklyn Cẩm Lý cậu bé rừng xanh Cửu Trại Câu Hindu Hoàng Long hành lý Indonesia Jetstar Jetstar Pacific jungle book khuyến mãi Kim Dung kinh nghiệm săn vé rẻ LotuSmiles Lạc Sơn Lệ Giang Malaysia miễn visa máy bay giá rẻ mẹo đi bụi New York Nga My Philippines Saoirse Ronan Shangri-La Thành Đô Trung Quốc Tạng Aba Tứ Xuyên visa Việt Nam Vân Nam vé máy bay giá rẻ Đài Loan Đông Nam Á ảo thuật ẩm thực ẩm thực đường phố

 

No images found!
Try some other hashtag or username
Copyright 2017 Hayvivu. All Rights Reserved.
loading Cancel
Post was not sent - check your email addresses!
Email check failed, please try again
Sorry, your blog cannot share posts by email.