Điện thờ Gia Cát Lượng – Khổng MinhNgay phía sau điện thờ Lưu Bị, qua một khoảng sân nhỏ là tới điện thờ
24 giờ ở Brunei
Với PeterPan, Brunei luôn gợi nên những tò mò. Một quốc gia nhỏ bé chỉ có diện tích khoảng 5.765 km2 nhưng lại có thu nhập bình quân đầu người lên tới 25.386 USD theo số liệu của IMF (Quỹ tiền tệ quốc tế) trong năm 2009. Một đất nước chỉ có chưa đầy 400.000 dân nhưng lại có thủ đô sở hữu cái tên vào loại dài nhất thế giới (bạn hãy thử nhớ và viết ra ngay mà không cần tới Google nhé).
Bởi vậy, Brunei đã xuất hiện trong lịch trình của PeterPan như một điểm đến không thể bỏ qua. Đó là một cuộc khám phá chỉ gói gọn trong 24 giờ đồng hồ nhưng hứa hẹn những điều thú vị hơn rất nhiều những thông tin từ những trang sách.
Sơ đồ chặng bay Kuala Lumpur – Brunei.
Tạm biệt Kuala Lumpur, sẽ trở lại sau 24 giờ.
Những hòn đảo nằm giữa bán đảo Malaysia và đảo Borneo.
Đã tới đảo Borneo – đảo lớn thứ ba trên hành tinh. Dòng sông đổ ra biển lớn kia vẫn thuộc lãnh thổ Malaysia.
Nhưng dòng nước nhỏ bên trái này đã thuộc Brunei.
Sân bay Brunei khá nhỏ nhưng sạch sẽ và hiện đại.
Brunei Darussalam.
Ngày 21/06/1521, hải đoàn của nhà hàng hải vĩ đại Ferdinand Magellan đã cập bến Brunei. Nhật ký hải trình ghi lại rằng Magellan cùng các thủy thủ của ông được một hoa tiêu có tên là Moro dẫn đường và họ đã lưu lại ở Brunei tới 35 ngày. Lúc bấy giờ, Brunei đã là một thương cảng sôi động trên tuyến đường giao thương giữa Trung Quốc với các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á cũng như những xứ sở xa xôi tận trời Âu. Người Brunei thậm chí còn khiến thủy thủ đoàn của Magellan phải ghen tị khi họ phô trương thanh thế bằng màn trình diễn của những thớt voi đã thuần hóa hay khẩu đội súng thần công lên tới 62 khẩu (gấp 5 lần so với khẩu đội trên những chiếc thuyền của Magellan). Chưa hết, những vị khách tới từ Châu Âu còn phải trầm trồ khi được chiêm ngưỡng những món đồ sứ tinh xảo vốn chưa được phổ biến rộng rãi ở lục địa già, hay những chiếc kính đeo mắt mà dân tóc vàng mắt xanh vẫn còn ít được thấy.
489 năm sau, PeterPan nối gót Magellan đặt chân tới Brunei trong một ngày nắng đẹp đầu tháng 11. Không có được quỹ thời gian tới 35 ngày như nhà hàng hải vĩ đại, PeterPan chỉ có vỏn vẹn 24 giờ để khám phá đất nước nhỏ bé song lại có một lịch sử vô cùng thăng trầm, biên động. Thế nhưng, chừng đó cũng là tạm đủ để có một cái nhìn khái quát về Brunei – một quốc gia hùng mạnh từ thế kỷ 14 tới thế kỷ 16 (lãnh thổ bao gồm cả phía Nam của Philippines cũng như các bang Sarawak và Sabah của Malaysia ngày nay).
Chẳng rõ Magellan và thủy thủ đoàn của ông đã lưu lại Brunei trong điều kiện như thế nào suốt 35 ngày, ngay trên thuyền của họ hay trong những tòa điện lộng lẫy? Với PeterPan, việc tìm 1 chỗ nghỉ lại tại Brunei bị giới hạn bởi hầu bao khiêm tốn. Các khách sạn tầm tầm ở đất nước này thường có giá từ 40-50 $ Brunei trở lên ($ Brunei ngang $ Sing, bằng khoảng hơn 15.000 VND). Sau thời gian tìm hiểu và sàng lọc các phương án, lựa chọn phù hợp nhất (với túi tiền) là Pusat Belia. Đây là một trung tâm thể thao của thủ đô Bandar Seri Begawan nhưng được trưng dụng làm nơi tá túc của dân du lịch bụi từ lâu nay. Giá thì đủ mềm để PeterPan không còn phải lăn tăn gì nữa: 10$ Brunei/người trong phòng dorm 4 giường (2 giường 2 tầng).
Tạm gọi Pusat Belia là 1 hostel vì nó hội tụ khá đầy đủ các đặc điểm thường thấy của 1 hostel. Khu vệ sinh dùng chung (ở ngoài phòng và trong 1 khu riêng) khá sạch sẽ, phòng dorm rộng, đầy đủ chăn gối và đệm. Thủ tục check in cũng rất đơn giản: chỉ việc khai một tờ khai rồi trả 10$ Brunei/người là được trao chìa khóa (lúc trả phòng chỉ việc bỏ vào một chiếc hòm nhỏ gần quầy lễ tân). Trước khi đi, PeterPan được nhắc về việc Pusat Belia chia 2 khu nam và nữ riêng do Brunei là một quốc gia Hồi giao khá khắt khe. Tuy nhiên, người quản lý ở đây đã linh động cho cả đoàn của PeterPan ở chung 1 phòng, 4 người và 2 giường dorm 2 tầng, thật không còn gì tiện bằng.
Yên tâm về 1 đêm không quá đắt đỏ ở Brunei, PeterPan nhẹ nhõm vác máy ảnh đi “săn” hoàng hôn sắp buông ở nhà thờ Hồi giáo Sultan Omar Ali Saifuddien.
Xe buýt màu tím ở Brunei, mỗi lượt đi tốn 1$ Brunei/người. Ra khỏi sân bay, chỉ việc bắt bất cứ xe buýt màu tím nào (y như bắt xe khách ở Việt Nam) là đều có thể về tới trung tâm thủ đô. Không nên đi taxi vì vừa ít xe và lại vừa đắt (thậm chí là rất, rất đắt). Ảnh: lampx.
Hostel Pusat Belia.
Nội thất 1 căn phòng điển hình ở Pusat Belia. Ảnh: lampx.
Bể bơi với giá 1$ Brunei/người, bơi thoải mái từ 9 giờ sáng tới 7 giờ tối. Ảnh: lampx.
Biển thông báo này khiến vài người trong đoàn lo âu, nhưng rồi mọi chuyện cũng được thu xếp ổn thỏa. Ảnh: lampx.
Trước khi đi, PeterPan có được bác dangkhoaquan và bác homelessman tư vấn thông tin về Pusat Belia như sau:
Mail: pusatbelia@hotmail.com; jimy5192@hotmail.com
Tel/mobile: +67322223936/2222900
Nhân đây cũng xin cảm ơn bác dangkhoaquan và bác homelessman .
Hostel Pusat Belia. Ảnh: lampx.
Khu nhà mà PeterPan đã ở trong đêm duy nhất ở Brunei. Ảnh: lampx.
Hai bác ấy có nói là đã đặt được qua mail trong chuyến đi hồi tháng 04/2010. PeterPan cũng thử mail nhưng không thấy trả lời, sau đó thử nhắn tin vào số điện thoại kể trên cũng không thấy động tĩnh, chắc thiếu điều gọi điện nữa thôi. Tuy nhiên, đúng như bác dangkhoaquan và bác homelessman chia sẻ, phòng ở Pusat Belia khá sẵn, hầu như tới lúc nào cũng có phòng để lựa chọn. Nhóm của PeterPan không gặp khó khăn gì dù tới đó mới làm thủ tục nhận phòng. Vì thế, nếu không đặt được trước thì cũng không lo lắm đâu.
Nói chung, PeterPan hài lòng với hostel Pusat Belia. Theo Lonely Planet thì đây là hostel rẻ nhất tại Brunei, chỉ 10$ Brunei/người/đêm. Các điều kiện khác như phòng ốc, vệ sinh, an ninh, tiện đường giao thông đều ổn cả.
Điện thờ Gia Cát Lượng – Khổng MinhNgay phía sau điện thờ Lưu Bị, qua một khoảng sân nhỏ là tới điện thờ
Visit Malacca means visit Malaysia!PeterPan và các bạn mất 1 tiếng để di chuyển từ bến Pasar Seni (Chinatown) tới bến Buki
Đăng ký email để nhận bài viết mới nhất.
Cảm ơn bạn đã đăng ký!
Có lỗi rồi, bạn kiểm tra lại nhé