Do đã đi cáp treo lên điểm cao nhất có thể tới được của Công viên quốc gia Hoàng Long nên hành
Về quê
Cuộc vui nào cũng có lúc kết thúc, hành trình nào cũng có điểm cuối cùng. Sau 10 ngày rong ruổi, chúng tôi đã trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, kể cả chút gì đó tiếc nuối trong ngày bắt đầu chặng đường ngược trở về Hà Nội. 9 giờ sáng ngày thứ 11 của hành trình, hai nhóm tụ hội tại bến xe phía Đông của Côn Minh để lên chiếc xe tốt hơn hẳn so với chiếc xe trong ngày đi. Do đã đặt vé từ ngày hôm trước nên 12 người chúng tôi chiếm trọn 12 ghế đầu tiên, quả là VIP.
Từ Côn Minh tới Hà Khẩu đã có đường cao tốc trên toàn tuyến dài khoảng 450km. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ được đi trên đường cao tốc trong khoảng gần 100km đầu tiên sau khi rời Côn Minh và ngán ngẩm nhận ra chiếc xe rẽ vào một con đường xấu xí khi đi qua địa phận Thạch Lâm. Có lẽ, điểm nhấn đáng chú ý nhất trong quãng đường này là những chú vịt “khỏa thân” được treo ở rất nhiều nhà dân ven đường. Đó chính là sản phẩm đầu vào để tạo nên món “Vịt quay Nghi Lương” trứ danh vốn được coi là có phần nhỉnh hơn cả “Vịt quay Bắc Kinh”.
Sau chừng 200km chạy ì ạch trên một con đường có lẽ đã có từ hàng chục năm trước, chiếc xe chỉ tái ngộ với đường cao tốc khi đi qua địa phận thành phố Mông Tự – thủ phủ châu Hồng Hà. Từ đây, xe chạy tiếp 150km trên con đường cao tốc đẹp như tranh về tới tận Hà Khẩu. Với 200km trước đó, chúng tôi mất 4-5 giờ ngồi xe. Với 150km cuối cùng, thời gian bị đốt chỉ là hơn 2 giờ. Đó chính là giá trị không thể phủ nhận của đường cao tốc.
Theo tìm hiểu của PeterPan, đường cao tốc trên toàn tuyến Côn Minh – Hà Khẩu không dành cho tất cả các phương tiện giao thông và phí lưu thông trên con đường này cũng rất cao. Đó có lẽ là một trong những lý do khiến chúng tôi vẫn phải trải qua 200km đường xấu và mất hơn 7 giờ ngồi xe liên tục cho quãng đường 450km.
Khoảng 30km cuối cùng trước khi về tới Hà Khẩu, anh chị em hò nhau lắp sim Việt Nam vào và bắt đầu bấm máy thỏa thích bù cho những ngày phải nhịn dùng di động vừa qua. Đó cũng là những cây số đầy cảm xúc khi ta có thể thấy đất Việt ở ngay trước mắt, chỉ cách vỏn vẹn một khoảng cách giữa đôi bờ Hồng Hà.
PeterPan chiếm được chỗ ngồi ngay sau bác tài nên tha hồ quan sát.
Bên cạnh bún Qua Cầu, Vân Nam còn nức danh với món vịt quay Nghi Lương. Theo đánh giá của giới sành ăn, vịt quay Nghi Lương thậm chí còn nhỉnh hơn so với vịt quay Bắc Kinh hay vịt quay Quảng Đông. Điểm đặc biệt của món ăn này đó là vịt được quay cùng với lá thông nên rất thơm và có vị đượm. Khác với vịt quay Bắc Kinh, món đặc sản của Vân Nam không được cắt lát thành 108 miếng mà bày nguyên con nguyên trạng cho thực khách thỏa sức khám phá. Xe chạy thẳng nên đoàn chúng tôi không có cơ hội thưởng thức món ăn độc đáo này.
Những km đường đẹp cuối cùng trước khi xe rẽ vào đường xấu.
Đường xấu…
… và đường đẹp.
Trong khoảng 150km đường cao tốc giữa Mông Tự và Hà Khẩu, xe liên tục chạy qua các đường hầm xuyên núi, đôi khi dài tới vài cây số.
Trước khi vào tới Hà Khẩu, xe chúng tôi phải dừng trước một chốt kiểm soát của cảnh sát. Mọi người sẽ phải nộp hộ chiếu để cảnh sát kiểm tra kỹ lưỡng.
Nhớ Shangri-La
Ngày này 4 tháng trước, chúng tôi bắt đầu khám phá Shangri-La với điểm đến đầu tiên là tu viện Songzanlin, rồi sau đó lần lượt là núi tuyết Shika và công viên Potatso. So với lịch trình dự kiến ban đầu, chúng tôi đã có thêm 1 ngày tại Shangri-La. Vậy mà, khi đã về tới Hà Nội, cái cảm giác muốn khám phá nhiều hơn nữa mảnh đất cao nguyên ấy vẫn còn đeo bám.
Trong những câu chuyện sau chuyến đi, mọi người vẫn nhắc tới Shangri-La với ít nhiều sự tiếc nuối vì không có thêm thời gian. Rồi rất tự nhiên, những cái hẹn cho một lần trở lại Trung Điện trong tương lai gần được đưa ra. Phải rồi, bởi ở đó vẫn còn những điểm đến thú vị mà chúng tôi chưa kịp ghé qua trong chuyến đi vừa rồi. Đó là Bạch Thủy Đài (Baishuitai), đó là hồ Napa và đó là có thể chỉ đơn giản là những góc nhỏ bé của khu phố cổ Shangri-La.
Với riêng PeterPan, lần trở lại trong tương lai sẽ là một chuyến đi khác hẳn với Nguyên Dương, hồ Lugu, Bạch Thủy Đài, hồ Napa, những khu vực quanh Shangri-La và tất nhiên, đích đến cuối cùng sẽ là Đức Khâm. Chưa biết bao giờ sẽ trở lại được nhưng cứ tự vạch ra một kế hoạch như thế để hướng về Shangri-La.
Tại sao lại là: Tìm thấy “Đường chân trời đã mất”. Thực ra, cũng không có gì cao siêu và to tát cả. Đó chỉ đơn giản là vì PeterPan đã tìm thấy tác phẩm của nhà văn James Hilton sau khi không sao tìm ra nó tại Hà Nội. Rất lạ là tác phẩm này hình như chưa được dịch ra tiếng Việt dù nó đã nổi tiếng khắp toàn cầu. Bởi vậy, 1 ngày trước khi tới Shangri-La, PeterPan đã mừng vui biết bao khi tìm mua được cuốn “Đường chân trời đã mất” tại Lệ Giang. Chỉ đơn giản như vậy.
Vài dòng không đầu, không cuối trong một ngày mưa ảm đạm ở Hà Nội, trong giấc mơ về miền cao nguyên đầy nắng…
P/s: Cách đây không lâu, mấy anh chị em trong đoàn truyền nhau một tin cực vui: chúng tôi đi 14 nhưng về… 15, thật đáng ngưỡng mộ .
Chúng tôi đã tới Shangri-La vào mùa hoa đào nở và sẽ trở lại vào mùa những rừng cây thay lá… Ảnh: ngochungarch.
Do đã đi cáp treo lên điểm cao nhất có thể tới được của Công viên quốc gia Hoàng Long nên hành
Tiếp sau sông Khổng Tước, WB đại hiệp ghé thăm hồ Chuông Vàng. Hồ này nằm ở độ cao 2452m so với
Đăng ký email để nhận bài viết mới nhất.
Cảm ơn bạn đã đăng ký!
Có lỗi rồi, bạn kiểm tra lại nhé