Mộ Lưu BịCho đến giờ, việc vị hoàng đế khởi nghiệp nhà Thục Hán đã an giấc ngàn thu ở đâu vẫn
Kỳ 4: Thiên đường ở phía trước
Thầy trò Đường Tăng đem được kinh Phật từ Tây Trúc xa xôi về tới thành Trường
An phải trải qua cả thảy 81 kiếp nạn. Để tới được chốn thiên đường hạ giới Cửu
Trại Câu, đoàn 10 người chúng tôi cũng phải cùng nhau trải qua 3 ngày đầu tiên với
màn tra tấn thể lực kinh hoàng và nếm đủ các cảm xúc: lo lắng vì bị lạc nhau, hoảng
sợ vì phải đưa bạn mình vào bệnh viện, thất vọng vì không chiêm ngưỡng được
tượng Phổ Hiền Bồ Tát trên đỉnh Nga My… Nhưng cuối cùng, chúng tôi đã vượt
qua tất cả để ngày một gần hơn với thung lũng Cửu Trại.
Dạo phố Cẩm Lý
Trước khi thẳng tiến Cửu Trại Câu, chúng tôi có 1 ngày xả hơi để lấy lại sức lực và tinh
thần tại Thành Đô – thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên (phía Tây Nam của Trung Quốc). Điểm
đến ưu tiên của cả đoàn tại thành phố từng là kinh đô của nhà Thục thời Tam Quốc là khu
phố đi bộ Cẩm Lý.
Từ xa xưa, Cẩm Lý đã là một khu phố buôn bán sầm uất, náo nhiệt và đa dạng vào loại
bậc nhất của Thành Đô. Ngày nay, khu phố này được quy hoạch lại thành một phố đi bộ
dành cho mua sắm, ẩm thực và trình diễn các loại hình nghệ thuật đặc sắc của Tứ Xuyên
nói riêng và Trung Quốc nói chung.
Chỉ cần bước chân vào phố Cẩm Lý, bạn sẽ ngay lập tức lạc vào một thế giới đa màu sắc,
có động mà cũng có tĩnh, có sự ồn ào và náo nhiệt nhưng cũng không hề thiếu những góc
nhỏ yên ả và thanh bình.
Nếu là một người ưa khám phá những giá trị văn hóa, chắc hẳn bạn sẽ hài lòng với những
gì mà Cẩm Lý mang lại bởi khu phố này có hầu như tất cả những gì mà người ta vẫn hình
dung về Trung Quốc: từ kinh kịch tới múa đổi mặt, từ nghệ thuật tranh cắt giấy tới những
bức tranh được vẽ khéo léo trong những chiếc lọ thủy tinh bé xíu…
Nếu có một lần ghé qua Thành Đô, xin hãy dành chút thời gian cho phố Cẩm Lý bởi chắc
chắn bạn sẽ không phải thất vọng.
Qua vùng động đất
Sau một ngày nghỉ ngơi và hầu như đã trở lại được trạng thái hưng phấn giống như trước
khi lên đường, chúng tôi lại cùng nhau rời Thành Đô để hướng về Cửu Trại Câu. Do đã
thuê trọn gói 1 chiếc xe để đi lại trong suốt hành trình nên chúng tôi không gặp khó khăn
gì về phương tiện di chuyển trong suốt quãng đường hơn 500km với đủ loại địa hình khác
nhau: đường cao tốc phẳng lì, đường đèo dốc quanh co khúc khuỷu hay những đoạn
đường xóc dữ dội vì đang được thi công.
Ấn tượng mạnh nhất đối với chúng tôi trên quãng đường từ Thành Đô tới Cửu Trại Câu
chính là việc được tận mắt chứng kiến sự hồi sinh của huyện Bắc Xuyên – một địa
phương chịu ảnh hưởng trực tiếp của trận động đất khủng khiếp vào tháng 05/2008. Cơn
địa chấn có cường độ lên tới 8 độ rích-te này đã biến nhiều làng mạc và thị trấn thành
bình địa trong nháy mắt. Những dư chấn của trận động đất kinh hoàng này thậm chí được
cảm nhận một cách rõ ràng ở rất nhiều nước lân cận như Nga, Thái Lan, Mông Cổ,
Bangladesh, Nepal, Ấn Độ, Pakistan, và cả Việt Nam (rất nhiều người sống và làm việc
tại các tòa nhà cao tầng ở Hà Nội đã đổ cả xuống đường vì thấy những rung lắc rất rõ
rệt).
Thời điểm chúng tôi đi qua Bắc Xuyên là hơn 17 tháng sau thảm họa kinh hoàng. Công
cuộc tái thiết của nhân dân Trung Quốc đã khiến những hình ảnh tang thương giờ chỉ còn
được thấy trong những bức ảnh, những đoạn video. Trên nền đất từng đầy rẫy sự đổ nát
và chết chóc, những ngôi nhà, những trường học mới tinh đã và đang mọc lên từng ngày.
Suốt một thời gian dài sau trận động đất, hàng ngàn người từ khắp các tỉnh thành khác
nhau của Trung Quốc đã tình nguyện tới vùng xảy ra thảm họa để chung tay tái thiết.
Chúng tôi vẫn còn thấy những khu lều trại tạm bợ ở đâu đó trong huyện Bắc Xuyên
nhưng sự sống và niềm vui đã trở lại nơi đây. Theo một số liệu thống kê mới nhất, số phụ
nữ mang thai ở khu vực này thuộc loại cao nhất Trung Quốc, điều đó có nghĩa rằng một
thế hệ mới sẽ chào đời trong nay mai để rồi những mất mát và đau thương sẽ chỉ còn là
câu chuyện của ngày hôm qua.
Con người chẳng là gì trước những thiên tai nhưng cũng chẳng có sự hủy hoại của tự
nhiên nào có thể khuất phục ý chí và khát vọng sống của con người.
Chào Cửu Trại Câu
Qua Bắc Xuyên rồi Bình Vũ (nơi vẫn còn gấu trúc sống trong môi trường tự nhiên),
chúng tôi bắt đầu đi vào đoạn đường đèo hiểm trở. Đó cũng chính là dấu mốc báo hiệu
Cửu Trại Câu đã ở rất gần.
Chẳng ai bảo ai, tất cả chúng tôi đều háo hức dán mắt nhìn vào cảnh vật hai bên đường.
Thật tuyệt vời khi nhìn thấy một dòng nước mang sắc màu xanh ma mị gần với sắc xanh
mà chúng tôi mơ ước sẽ được nhìn thấy ở thung lũng Cửu Trại. Thật quá may mắn vì cây
cối ven đường đang cho thấy những dấu hiệu đổi từ màu lá xanh sang màu lá đỏ, lá vàng.
Vậy là mọi tính toán của chúng tôi trước chuyến đi cuối cùng đã thành sự thật.
Chúng tôi đã ở rất gần thiên đường hạ giới Cửu Trại Câu trong những ngày mùa Thu,
những ngày cuối tháng 10 – thời điểm vốn luôn được coi là đẹp nhất trong năm của khu
vực này. Xe của chúng tôi chầm chậm lên đèo và tất cả cùng ngỡ ngàng khi nhìn thấy
tuyết rơi nhẹ trên đỉnh đèo cao khoảng 3300m. Khi xe bắt đầu đổ đèo, chúng tôi cùng ồ
lên thích thú vì những ngôi nhà mang đặc trưng của văn hóa Tạng bắt đầu hiện ra. Chẳng
còn nghi ngờ gì nữa, thiên đường chính là đây.
Mộ Lưu BịCho đến giờ, việc vị hoàng đế khởi nghiệp nhà Thục Hán đã an giấc ngàn thu ở đâu vẫn
Tu viện SongzanlinVé vào cửa của tu viện Songzanlin là 85Y/người, tính ra khoảng 240k tiền Việt. Nếu sử dụng “thẻ sinh
Đăng ký email để nhận bài viết mới nhất.
Cảm ơn bạn đã đăng ký!
Có lỗi rồi, bạn kiểm tra lại nhé